Nợ công của Mỹ Latinh, Caribe vượt 4.000 tỷ USD

Nợ công của Mỹ Latinh, Caribe vượt 4.000 tỷ USD

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), nợ công của các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe đã tăng lên trong đại dịch COVID-19 và vượt 4.000 tỷ USD.

Mức nợ đã tăng lên kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, khi các quốc gia phản ứng nhằm tăng cường hệ thống y tế công cộng, hỗ trợ các gia đình và bảo vệ cơ cấu sản xuất dẫn đến thâm hụt tài chính kỷ lục.

Thập kỷ trước chứng kiến sự chuyển đổi lớn khi chu kỳ nguyên liệu thô kết thúc. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại và thâm hụt tài chính kéo dài đã khiến nợ công của khu vực gia tăng đáng lo ngại. Thống kê cho thấy, nợ công trong khu vực đã tăng từ 2.440 tỷ USD năm 2010 lên 3.520 tỷ USD vào năm 2019 và đến cuối năm 2022 lên tới 4.010 tỷ USD. Những con nợ lớn nhất là Brazil với 1.840 tỷ USD và Mexico với 950 tỷ USD.

Sự gia tăng này diễn ra phổ biến và vào năm 2022, 19 trên tổng số 33 quốc gia trong khu vực có mức nợ công tương đương 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trở lên, so với con số 9 quốc gia vào năm 2010. Trong số đó 12 nước ghi nhận mức nợ từ 80% GDP trở lên, nhiều hơn so với con số 5 nước vào năm 2010. Mức tăng nợ công lớn nhất trong giai đoạn 2010-2022 được ghi nhận ở Venezuela, Suriname, Bahamas, Bolivia và Argentina.

Ngược lại với xu hướng chung trong khu vực, mức nợ công đã giảm ở Belize, Grenada, Guyana, Jamaica và Saint Kitts và Nevis. Hai quốc gia sau cùng trong danh sách trên đã thực hiện hợp nhất tài chính quy mô lớn trong bối cảnh có các thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Theo Unctad, nợ nước ngoài đang là nguồn tài chính ngày càng quan trọng cho các hoạt động của chính phủ ở một số quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe. Tại một nửa số quốc gia trong khu vực, nợ nước ngoài đã tăng từ 17,5% GDP lên 30,3% GDP trong giai đoạn 2010-2021, và mức tăng này đã đặt gánh nặng lớn hơn lên nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Cùng giai đoạn này, tỷ lệ giữa nợ công nước ngoài và xuất khẩu đã tăng từ 74% lên 114,3%. Xu hướng ngày càng xấu đi này cảnh báo rằng các nước đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối ngoại với năng lực xuất khẩu hiện tại của mình.

Hơn nữa, tỷ lệ nợ công do các chủ nợ không cư trú nắm giữ, bao gồm cả những người nắm giữ nợ bằng tiền tệ quốc gia, đã tăng lên trong khu vực trong thập kỷ qua, từ 23,4% năm 2010 lên 32,5% vào năm 2021. Tỷ lệ chủ nợ không cư trú tăng rõ rệt trong giai đoạn này ở Chile, Colombia và Paraguay khi ghi nhận mức tăng hơn 20 điểm phần trăm. Cả ba nước trên đều tích cực vay nợ trên thị trường tài chính quốc tế trong thời gian đó.

Các quốc gia khác cũng sử dụng rộng rãi thị trường trái phiếu quốc tế, chẳng hạn như Peru. Ngược lại, tỷ lệ nợ công nước ngoài giảm rõ rệt ở Guatemala và Mexico.

Bất chấp những xu hướng chung này tỷ lệ chủ nợ bên ngoài ở hầu hết các quốc gia trong khu vực vẫn cao hơn các thông số dễ bị tổn thương được cảnh báo sớm của IMF (trong khoảng từ 20 đến 60%). Cộng hòa Dominica và Paraguay nổi bật với tỷ lệ chủ nợ không cư trú lần lượt là 74 và 89%.

Các trái chủ tư nhân là chủ nợ bên ngoài quan trọng nhất ở Mỹ Latinh và Caribe, khi sự thống trị của các bên cho vay đa phương và song phương nhanh chóng bị xói mòn trong những năm 2010 khi nợ công nước ngoài ngày càng tập trung vào tay các chủ nợ tư nhân. Tỷ lệ chủ nợ đa phương, song phương giảm từ mức tối đa 33% năm 2010 – sau cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu 2008-2009 – xuống còn 26% vào năm 2021.

Tỷ lệ nợ công nước ngoài trong tay các chủ nợ tư nhân ở Mỹ Latinh lớn hơn tất cả các nền kinh tế đang phát triển cộng lại. Tầm quan trọng tương đối lớn của các trái chủ nợ nước ngoài được thể hiện rõ ở nhiều quốc gia: họ chiếm hơn một nửa tổng nợ công nước ngoài ở Argentina, Colombia, Costa Rica, El Salvador , Guatemala, Mexico, Paraguay, Peru và Cộng hòa Dominica.

Bên cạnh đó, các nhà cho vay đa phương và song phương vẫn là chủ nợ quan trọng đối với các quốc gia có khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế hạn chế, như Bolivia, Haiti, Honduras và Nicaragua.

Việc trả lãi vay ngày càng tăng làm thay đổi nguồn lực trong nước dành cho đầu tư công và chi tiêu xã hội. Ở một số nước trong khu vực, các khoản thanh toán này vượt quá chi tiêu công cho y tế, giáo dục và đầu tư. Vào năm 2021, chi tiêu công cho các khoản thanh toán lãi vay đã vượt quá chi tiêu cho giáo dục ở Bahamas, Jamaica, Trinidad và Tobago và tương đương 60% chi tiêu giáo dục trở lên ở nhiều quốc gia khác. Kết quả tương tự cũng được thấy khi so sánh với chi tiêu chăm sóc sức khỏe, nơi tỷ lệ này vượt quá 100% ở Barbados, Cộng hòa Dominica, Honduras, Jamaica và Trinidad và Tobago.

Hơn một nửa dân số Mỹ Latinh và Caribe (351 triệu người) sống ở các quốc gia chi tiêu nhiều cho lãi suất hơn là sức khỏe. Các khoản thanh toán lãi liên quan đến đầu tư công – mua lại tài sản cố định – ở mức cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Brazil và Costa Rica.

Unctad cảnh báo xu hướng nợ công này sẽ làm gia tăng các thách thức phát triển đối với những quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe vào thời điểm khó khăn hiện tại.

Việt Hùng (TTXVN)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay