Thiếu năng lượng, cạnh tranh từ Trung Quốc và viễn cảnh mức thuế 10-20% của Mỹ lên hàng nhập khẩu đang đè nặng nền kinh tế chuyên xuất khẩu của Đức.
Nếu muốn thăm dò nỗi lo của nước Đức, nơi khởi đầu tốt nhất có lẽ là Bộ tài chính của tiểu bang Baden-Württemberg, nơi có những gã khổng lồ như Bosch, Mercedes và ZF Friedrichshafen. Quốc gia này đang bị kìm kẹp bởi nỗi sợ phi công nghiệp hóa khi cuộc bầu cử ngày càng đến gần với phần lớn khả năng thủ tướng Olaf Scholz sẽ mất việc, nếu đảng của ông không loại ông trước. Ông Danyal Bayaz, Bộ trưởng Bộ tài chính tại Baden-Württemberg, lo lắng rằng Đức đã phung phí “cổ tức của việc toàn cầu hóa” 15 năm qua, khi nước này không đổ đủ nhiều vốn cho lĩnh vực công trong kỷ nguyên lãi suất thấp. Hiện tại, khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc và viễn cảnh nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump sẽ áp thuế 10-20% đối với hàng nhập khẩu, vị Bộ trưởng lo ngại rằng mô hình kinh doanh của đất nước đang sụp đổ.
Ông Bayaz than thở về việc Đức không thể nắm bắt được công nghệ mới, mặc dù nước này có thế mạnh về nghiên cứu cơ bản và kỹ thuật. Công ty phần mềm SAP là một startup lớn, thành công gần đây nhất của Đức, nhưng cũng đã được thành lập từ năm 1972.
Vấn đề của Đức có thể đến từ việc ngành công nghiệp tập trung đổi mới theo hướng “chậm mà chắc”, đặc biệt là các công ty Mittelstand (các công ty gia đình quy mô nhỏ và vừa, đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Đức), khiến họ không chuẩn bị cho những cú sốc công nghệ như sự ra đời của xe điện. Trong khi mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp, ngân hàng với giới chức đã tạo ra sự tự mãn và trì trệ trong cải cách. Sự tăng trưởng ở các thị trường nước ngoài đã làm tăng lợi nhuận của Đức trong một thời gian, nhưng mô hình do xuất khẩu dẫn đầu đó đã khiến Đức “hở sườn” khi việc toàn cầu hoá đối mặt với nhiều thách thức mới.
Và giờ đây Đức đang đứng trước một cơn bão lớn mặc dù đã thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm ngoái. Kể từ đại dịch, không dễ để thấy rõ được tăng trưởng trong GDP thực tế của nước này. Dự báo tuy khả quan hơn nhưng lại chưa tính đến rủi ro của một cuộc chiến thương mại kiểu Trump. Trong khi đó, Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, đang cân nhắc việc đóng cửa nhà máy đầu tiên trong lịch sử 87 năm của mình; có thể mất tới 30.000 việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp tại Đức đang tăng lên, mặc dù từ mức cơ sở thấp.
“Giá năng lượng quá cao” là lời phàn nàn được ghi nhận nhiều nhất tại quốc gia có ngành sản xuất chiếm đến 20% tổng giá trị gia tăng, kể từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Mặc dù sản lượng công nghiệp của Đức đã đạt đỉnh vào năm 2018 và giảm nhanh hơn nhiều quốc gia khác trong EU, đặc biệt là trong các lĩnh vực thâm dụng năng lượng như sản xuất thép, thì con số đó vẫn cao gấp đôi Pháp. Trong khi giao dịch giảm, các khoản đầu tư theo kế hoạch đã bị hoãn hoặc chuyển ra nước ngoài. Giám đốc Điều hành của Thyssenkrupp, một nhà sản xuất thép đang thua lỗ, cho biết Đức đang “trong quá trình phi công nghiệp hóa”.
Cũng có không ít lời than vãn khác về tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề khi nước Đức già đi và có quá nhiều lớp thủ tục hành chính. Viện IFO ở Munich ước tính sự thiếu hụt này khiến nền kinh tế thiệt hại 146 tỉ euro (154 tỉ USD) mỗi năm. Ông Sander Tordoir của Trung tâm Cải cách châu Âu (CER), cho rằng diễn biến quan trọng hơn là mối quan hệ của Đức và Trung Quốc đang thay đổi.
Trong những năm 2000 và 2010, Đức đã ở vị thế hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc đối với ô tô, hóa chất và các thiết bị tinh xảo: xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đã tăng 34% từ năm 2015-2020, ngay cả khi xuất khẩu sang các nước khác lại giảm. Mới đây vào năm 2020, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu ô tô ròng, nhưng năm ngoái đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Các công ty Trung Quốc đang chuyển từ khách hàng thành đối thủ cạnh tranh không chỉ trong ngành công nghiệp ô tô mà còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung Quốc hiện chỉ chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức và động thái tiếp theo từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể làm trầm trọng thêm những khó khăn trong ngành công nghiệp của Đức. Thị trường nội địa của Trung Quốc không thể hấp thụ hết sản lượng dư thừa của các nhà sản xuất được nhà nước trợ cấp và khi họ tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài, thặng dư thương mại của nước này đã tăng vọt. Điều này gây khó khăn cho các công ty Đức tại Trung Quốc và ở các thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung leo thang, một số công ty Đức đã tranh thủ cơ hội là giàu nhờ khoản trợ cấp khổng lồ do Đạo luật Giảm lạm phát mang lại. Nhưng ông Trump lại là một biến số khác. Ngân hàng Bundesbank cho rằng, không chỉ thuế quan mà các hạn chế mới của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Đức sử dụng linh kiện đầu vào từ Trung Quốc, và điều đó có thể làm giảm 1% GDP nước Đức.
Đặc biệt phức tạp ở đây là câu chuyện phi công nghiệp hoá. Việc mất việc làm trong ngành sản xuất làm giảm năng suất vốn đã suy yếu của Đức. Nhưng giá trị gia tăng gộp trong ngành sản xuất vẫn ổn định ngay cả khi sản lượng giảm. Nói cách khác, một số nhà sản xuất Đức có thể đang sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị hơn trong khi bán ít hơn. “Chất lượng hơn số lượng” như Deutsche Bank nói, cho thấy tương lai của các công ty Đức trong lĩnh vực công nghệ cao cấp, bao gồm cả ô tô sang trọng.
Đức vẫn giữ được lợi thế trong công nghệ xanh, bao gồm tua-bin gió và máy điện phân. Nhưng điều này khó có thể bù đắp cho những tổn thất ở nơi khác. Đức phải vượt qua “sự sùng bái công nghiệp” của mình, ông Moritz Schularick của Viện Kinh tế Thế giới Kiel nhận định. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đã không tăng trưởng trong hai thập kỷ. Ngành ô tô đã cắt giảm việc làm trong 6 năm và có vẻ như không có khả năng đảo ngược tình hình.
Nhiều ý kiến cho rằng giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế Đức, bên cạnh việc cải cách mô hình hiện tại là từ bỏ phanh nợ, một công cụ mà nước Đức dùng để hạn chế nợ công nhằm thu hút thêm đầu tư. Trong một thế giới mà toàn cầu hóa đã đình trệ, mô hình đó không còn hiệu quả nữa. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư công của Đức – ước tính đạt 600 tỉ euro trong 10 năm, đã trở nên quá lớn để có thể bỏ qua.
Ôm nợ 5.000 tỷ đồng, GreenFeed Việt Nam của ông Lý Anh Dũng kinh doanh ra sao?
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, bức tranh tài chính cải thiện của GreenFeed là điểm sáng hiếm hoi, mở ra cơ hội cho "tay chơi" thuần Việt này mở rộng thị phần.
Thảo cầm viên Sài Gòn được trình tuyên dương nộp thuế tốt
Trong danh sách doanh nghiệp được Cục Thuế TP.HCM trình tuyên dương hôm nay 20-12, ban đầu có tên Thảo cầm viên Sài Gòn. Tuy nhiên Cục Thuế TP.HCM cho biết phút cuối không tuyên dương do nợ tiền thuê đất.
Các lãnh đạo và người dân Cuba biểu tình phản đối lệnh cấm vận tại Đại sứ quán Mỹ
Các lãnh đạo hàng đầu và hàng chục nghìn người dân Cuba đã tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại Havana vào ngày thứ Sáu (20/12), nhằm phản đối các lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Cuba.
Tham gia thảo luận