Nước Anh chi thêm 20 tỷ bảng Anh hỗ trợ doanh nghiệp đối phó thuế quan của Mỹ

Nước Anh chi thêm 20 tỷ bảng Anh hỗ trợ doanh nghiệp đối phó thuế quan của Mỹ

Nước Anh sẽ tăng thêm 20 tỷ bảng (26 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm cả những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ.

Động thái này nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định và tự tin hơn khi nước Anh bước vào “kỷ nguyên mới của thương mại toàn cầu”.

Các mức thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đã làm gia tăng bất ổn cho các doanh nghiệp Anh, vốn đang lo ngại về những rủi ro trong môi trường thương mại mới.

Hiện tại, Mỹ đang áp thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu như thép, nhôm và ô tô, đồng thời áp thuế cơ bản 10% lên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu khác từ các nước như Anh.

Chính phủ Anh cho biết, việc tăng cường hỗ trợ này sẽ nâng tổng hạn mức cho vay của Cơ quan Tín dụng Xuất khẩu Vương quốc Anh (UKEF) lên 80 tỷ bảng, trong đó có 10 tỷ bảng dành riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề từ thuế quan trong ngắn hạn.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cho biết: “Thế giới đang thay đổi, và do đó việc hỗ trợ các doanh nghiệp hàng đầu của chúng ta vượt qua những thách thức sắp tới là vô cùng quan trọng.” Gói hỗ trợ này cũng bao gồm các khoản vay lên tới 2 triệu bảng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong một bài viết trên báo Observer, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cũng bày tỏ mong muốn xây dựng “mối quan hệ mới đầy tham vọng” với Liên minh châu Âu (EU), đồng thời vẫn đang trong quá trình đàm phán một thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Trong một bài viết riêng biệt trên tờ Observer vào ngày 12/4 bà Reeves nhấn mạnh rằng các mức thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế Anh cũng như toàn cầu.

Tại cuộc họp sắp tới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Bộ trưởng Tài chính Anh dự kiến sẽ kêu gọi thiết lập một “hệ thống kinh tế và thương mại toàn cầu cân bằng hơn”.

Nền kinh tế Anh đã phục hồi đà tăng trưởng trong tháng 2/2025 với tốc độ nhanh nhất trong 11 tháng qua, vượt dự đoán của các nhà kinh tế, tạo nền tảng vững chắc hơn để đối phó với tác động từ thuế.

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) của Liên hợp quốc, bà Pamela Coke-Hamilton, cảnh báo hôm 11/4 rằng các mức thuế và biện pháp trả đũa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các quốc gia đang phát triển, thậm chí còn tệ hơn cả việc cắt giảm viện trợ nước ngoài.

PV

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TGĐ Tập đoàn Hòa Phát: “Nếu hôm nay chúng tôi không làm ray thép, doanh nghiệp Việt mất cơ hội, quốc gia mất năng lực sản xuất”

“Nếu không ai làm, thì sẽ không có ray, không bao giờ có ngành công nghiệp đường sắt thực thụ” ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, kiên định khi nói về quyết định đầu tư dự án nhà máy sản xuất ray thép dù chưa có hợp đồng mua bán của người mua duy nhất là Chính phủ. Vì ông tin rằng, nếu hôm nay không ai dám làm ray, thì ngày mai Việt Nam sẽ mãi đi nhập khẩu công nghệ và vật tư thiết bị làm hạ tầng.

Tiếp tục đọc

Vừa báo lãi quý 1 tăng 444%, doanh nghiệp Việt nắm loại khoáng sản được cả thế giới “săn lùng” chuẩn bị lăn chốt trả cổ tức kỷ lục 8.800 đồng/cp

Tính cả đợt này, tổng mức trả cổ tức tiền mặt năm 2024 lên tới 138% (13.800 đồng/cp), cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.

Tiếp tục đọc

Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu dệt may

Ngày 10/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tạm dừng áp dụng mức thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Với mức thuế 10%, thời gian áp dụng trong 90 ngày được coi là “thời gian vàng” để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, sớm hoàn thành mục tiêu của quý II/2025.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay