Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?

Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?

 Giá dầu khí tiếp tục tăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang. Thị trường hồi hộp chờ quyết định của Mỹ về việc có can thiệp hay không. Trong khi đó, Iran đẩy mạnh xuất khẩu dầu, còn Ukraine trở thành bên chịu thiệt hại đầu tiên sau khi Nga dừng trung chuyển khí đốt. Giá nhiên liệu tại Ukraine hiện cao hơn mức trung bình tại châu Âu tới 50%.

Giá nhiên liệu tại Ukraine hiện cao hơn mức trung bình tại châu Âu tới 50%. Ảnh AFP

Thị trường dầu mỏ

Sau đợt tăng mạnh tuần trước, giá dầu tạm thời ổn định, nhưng vẫn trong xu hướng đi lên. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao khả năng Mỹ tham gia xung đột ở Trung Đông. Trong tuần, giá dầu Brent tăng từ 74 lên 77 USD/thùng, có thời điểm chạm gần 79 USD nhưng sau đó chững lại, do Nhà Trắng chưa đưa ra quyết định chính thức.

Chuyên gia John Evans (PVM) nhận định: “Chừng nào Israel và Iran còn đáp trả nhau, nguy cơ xung đột lan rộng vẫn tồn tại và có thể ảnh hưởng tới hạ tầng dầu mỏ”.

Dù từng đe dọa đóng eo biển Hormuz – tuyến hàng hải chiến lược, hiện Iran lại đẩy mạnh xuất khẩu dầu qua khu vực này. Trong khi đó, Israel liên tục nhắm vào các cơ sở lọc dầu của Iran, khiến hàng trăm nghìn thùng dầu lọt ra thị trường.

Theo chuyên gia Giovanni Staunovo (UBS), nguồn cung từ vùng Vịnh hiện vẫn ổn định, chưa có dấu hiệu thiếu hụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Ashley Kelty từ Panmure Liberum cảnh báo, nếu Israel tấn công trực diện hạ tầng dầu khí của Iran, còn Tehran đáp trả bằng cách chặn eo biển Hormuz, giá dầu có thể vượt mốc 100 USD/thùng – một kịch bản đầy rủi ro với thị trường.

Thị trường khí đốt

Tuần qua, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng, tương tự thời điểm này năm ngoái. Trên sàn TTF – trung tâm giao dịch khí lớn nhất châu Âu – giá hợp đồng giao sau một tháng tăng từ 461 USD lên 494 USD/nghìn mét khối, cao hơn 54 USD so với cùng kỳ 2024. Nếu năm ngoái thị trường lo ngại Nga sẽ ngừng trung chuyển khí, thì hiện nay nỗi lo là khả năng nguồn LNG từ Qatar bị gián đoạn nếu xung đột Israel–Iran tiếp tục leo thang.

Giữa bối cảnh đó, Ủy ban châu Âu công bố kế hoạch loại bỏ hoàn toàn khí đốt Nga khỏi hệ thống năng lượng của EU trước năm 2028. Dù Brussels trấn an rằng sẽ không có cú sốc lớn về kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch mang tính chính trị nhiều hơn là thực tiễn – đặc biệt khi giá khí đang tăng trở lại.

Ngay sau tuyên bố này, Tập đoàn khí đốt quốc gia Slovakia – SPP – cảnh báo nguy cơ bị Gazprom kiện với mức bồi thường lên tới 16 tỷ USD. Ngoài ra, nếu phải chuyển sang nguồn khí thay thế, chi phí tăng thêm khoảng 500 triệu euro mỗi năm, do giá cao và phí vận chuyển.

Việc Nga dừng trung chuyển khí qua Ukraine đã gây ảnh hưởng rõ rệt, và chính Ukraine là bên thiệt hại đầu tiên. Lần đầu tiên từ tháng 11/2022, giá khí đốt nội địa Ukraine tăng vọt lên 758 USD/nghìn mét khối – tăng 60% chỉ trong hơn một tháng.

Cả EU và Ukraine đang tích cực nạp đầy kho dự trữ trước mùa đông. Tuy nhiên, khi mất nguồn cung ổn định khoảng 15 tỷ mét khối từ Nga, EU buộc phải tìm nguồn thay thế với chi phí cao hơn. Trên nhiều tuyến đường mới, phí vận chuyển có thể vượt 100 USD/m3.

Không chỉ khí đốt, giá than tại châu Âu cũng bắt đầu nhích lên. Trong tuần, giá hợp đồng than giao tháng tại khu vực ARA (Antwerp – Rotterdam – Amsterdam) tăng từ 103,6 USD lên 107 USD/tấn. Giới phân tích nhận định xu hướng này có thể khiến nguồn than từ châu Á dịch chuyển sang châu Âu, trong khi phần thiếu hụt tại châu Á sẽ được bù bằng than từ Nga. Dự báo tình trạng này có thể kéo dài ít nhất một tháng nữa.

Nh.Thạch-AFP

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Chủ xe VF 6 hết lời khen xe an toàn và dịch vụ hậu mãi “miễn chê” sau tai nạn hú vía

Trong tầm giá 700 triệu đồng, VinFast VF 6 đang khiến người tiêu dùng Việt quên đi những mẫu xe xăng với một công thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả: Đẹp mắt, mạnh mẽ, an toàn tuyệt đối và đặc biệt là chi phí nuôi xe rẻ đến khó tin.

Tiếp tục đọc

Chưa khánh thành, nhà máy VinFast Ấn Độ tới tấp nhận đơn hàng từ loạt quốc gia láng giềng

Dù chưa chính thức khánh thành, nhà máy VinFast Ấn Độ đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu đến nhiều nước lân cận.

Tiếp tục đọc

Một công ty chứng khoán vừa tăng vốn điều lệ gấp 22 lần

Hoàn tất đợt chào bán 289,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông, VTGS đã tăng vốn từ 138 tỷ đồng lên 3.036 tỷ đồng, tức gấp 22 lần.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay