Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá trong vụ điều tra lẩn tránh

Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá trong vụ điều tra lẩn tránh

Thành công này xuất phát từ việc Hòa Phát đã chứng minh được nguồn gốc thép nền để sản xuất ống thép xuất sang Mỹ là từ Việt Nam.

Từ ngày 5/5/2025, Hòa Phát có thể xuất khẩu sản phẩm thép hộp (LWRPT) vào thị trường Hoa Kỳ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá. Thành công này xuất phát từ việc Hòa Phát đã chứng minh được nguồn gốc thép nền để sản xuất ống thép xuất sang Mỹ là từ Việt Nam.

Đây là thông tin trong thông báo kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) về việc rà soát hành chính đối với vụ điều tra chống lẩn tránh thuế bán phá giá (AD), chống trợ cấp (CVD) đối với thép hộp (LWRPT) từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Hòa Phát tham gia vụ rà soát hành chính này nhằm chứng minh rằng, thép nền để sản xuất các sản phẩm ống thép hộp xuất sang Hoa Kỳ trong giai đoạn rà soát (giai đoạn rà soát 2022-2023) có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo đó, các lô hàng của ống thép Hòa Phát không chịu thuế chống bán phá giá, loại thuế Hoa Kỳ đã từng áp cho Hòa Phát trong vụ điều tra lẩn tránh năm 2022.

Theo kết luận của DOC, Hòa Phát sử dụng thép cuộn cán nóng xuất xứ Việt Nam cho các lô hàng LWRPT trong giai đoạn rà soát. Vì vậy, Hòa Phát được tham gia quy trình tự chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu sau này, hiệu lực áp dụng kể từ ngày 5/5/2025.

Trong vòng 35 ngày kể từ ngày ra kết luận cuối cùng nêu trên, DOC sẽ gửi hướng dẫn đến Hải quan Hoa Kỳ (CBP) nhằm thực hiện thanh khoản các lô hàng mà không thu khoản tiền đặt cọc ký quỹ. Quyết định của DOC tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Ống thép Hòa Phát thúc đẩy xuất khẩu ống thép vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Đây là thành công của Hòa Phát trong việc hợp tác chặt chẽ, chủ động cung cấp đầy đủ dữ liệu liên quan cho cơ quan điều tra của Mỹ. Dữ liệu minh bạch, hệ thống rõ ràng là một trong các yếu tố góp phần vào sự thành công của Hòa Phát trong vụ việc này.

Trước đó, năm 2016, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cũng quyết định không áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với ống thép các-bon từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Tập đoàn luôn tuân thủ quy định điều kiện xuất xứ của hàng hóa, đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước với thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) được sản xuất tại Khu liên hợp thép Hòa Phát Dung Quất.

Bắt đầu xuất khẩu lô ống thép đầu tiên vào Mỹ năm 2010, Ống thép Hòa Phát sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 và ISO 14001: 2015, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe nhất hiện nay. Năng lực sản xuất hiện tại của Ống thép Hòa Phát là 1,2 triệu tấn/năm.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, Ống thép Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 250.000 tấn, tăng 25%. Trong đó hoạt động xuất khẩu tăng 36% so với cùng kỳ năm trước tới nhiều quốc gia khu vực châu Á, châu Mỹ.

Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ cuối năm 2025, công suất thiết kế thép của Tập đoàn đạt 15 triệu tấn/năm, trong đó tập trung chủ yếu vào thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao phục vụ công nghiệp cơ khí chế tạo. Hòa Phát giữ vị thế thị phần số 1 ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu nhiều loại thép khác nhau tới 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hà Linh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TP. Hồ Chí Minh: Kiên định với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%

Với tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2025 diễn biến khá tích cực, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm ở nửa cuối năm nhằm khơi thông mọi nguồn lực, tạo đà tăng tốc để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2025 là từ 8% trở lên.

Tiếp tục đọc

Cơ hội bứt phá cho ngành cơ khí Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Công nghệ gia công kim loại và tự động hóa đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam mang đến cơ hội lớn cho ngành cơ khí. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự biến động của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.

Tiếp tục đọc

Quý 3: Sóng tăng vẫn còn, nhưng không dành cho tất cả

Thời kỳ “càng sợ, càng tăng” mà mình đã từng đề cập đã qua. Giai đoạn hiện tại đòi hỏi sự tỉnh táo và chọn lọc.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay