Ông Trump chấp thuận cho Nippon Steel mua lại US Steel với giá 14,9 tỷ USD

Ông Trump chấp thuận cho Nippon Steel mua lại US Steel với giá 14,9 tỷ USD

 Ngày 13/6, Tổng thống Donald Trump đã chính thức chấp thuận thương vụ hợp tác giữa US Steel và Nippon Steel, khép lại tranh cãi kéo dài nhiều tháng và mở đường cho kế hoạch đầu tư 11 tỷ USD nhằm vực dậy ngành thép Mỹ.

Thỏa thuận hợp tác giữa US Steel và Nippon Steel được ông Trump phê duyệt là một bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp thép, từng bị ngáng trở dưới thời ông Joe Biden. Hai công ty tuyên bố hôm 13/6 rằng họ sẽ “thực hiện cam kết đưa ngành luyện thép Mỹ trở nên vĩ đại trở lại”.

Trong tuyên bố chung, US Steel và Nippon Steel khẳng định đã ký một thỏa thuận an ninh quốc gia với Chính phủ Mỹ, cam kết đầu tư khoảng 11 tỷ USD vào năm 2028, bao gồm một dự án trọng điểm sẽ hoàn tất sau mốc đó. Thỏa thuận còn trao cho Chính phủ Mỹ một “cổ phần vàng” – cho phép có tiếng nói quyết định trong việc điều hành liên doanh mới.

Nhà máy Coke Clairton ở Clairton, Pennsylvania. Ảnh: CC/Wiki

Thương vụ từng vấp phải làn sóng phản đối từ cả hai đảng, trong đó có sự can thiệp trực tiếp của cựu Tổng thống Biden đầu năm nay. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, ông Trump đã đảo ngược quan điểm, coi US Steel là biểu tượng của sự hồi sinh ngành sản xuất mà ông luôn theo đuổi.

“Ông Trump đã hứa sẽ bảo vệ ngành thép và việc làm của người Mỹ – và ông ấy đã giữ lời”, người phát ngôn Nhà Trắng Kush Desai nhấn mạnh. “Sắc lệnh hành pháp hôm nay đảm bảo US Steel sẽ ở lại bang Pennsylvania và tiếp tục đóng vai trò then chốt đối với an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ”.

Cách đây hai tuần, ông Trump đã đến Pennsylvania để chúc mừng thỏa thuận và phát biểu trước đám đông công nhân đội mũ cứng, mặc áo bảo hộ: “Chúng ta ở đây hôm nay để ăn mừng một thỏa thuận lịch sử, bảo đảm công ty Mỹ huyền thoại này sẽ tiếp tục là công ty của người Mỹ”.

Trước đó, US Steel cảnh báo sẽ phải đóng cửa nhiều nhà máy công đoàn nếu không có dòng tiền đầu tư cần thiết để hiện đại hóa. Công đoàn United Steelworkers (USW) từng lo ngại Nippon Steel sẽ chuyển sản xuất sang các bang như Texas – nơi không có công đoàn – hoặc gia tăng nhập khẩu thép từ Nhật Bản.

Tuy vậy, Nippon Steel cam kết tôn trọng hợp đồng lao động với USW và đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy tích hợp ở Pennsylvania và Indiana.

US Steel từng là biểu tượng công nghiệp của nước Mỹ. Được thành lập năm 1901, đây là công ty đầu tiên trên thế giới có giá trị vượt 1 tỷ USD, từng đóng góp vào những công trình biểu tượng như các tòa nhà chọc trời, đường cao tốc và thiết bị gia dụng trên khắp nước Mỹ.

Nhưng thời kỳ hoàng kim đã lùi xa. Hiện tại, US Steel không còn là nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ, với chỉ khoảng 14.000 lao động, trong đó 11.000 là thành viên công đoàn USW. Thỏa thuận mới với Nippon Steel được kỳ vọng sẽ là chiếc phao cứu sinh giúp doanh nghiệp này lấy lại vị thế từng có.

Ngọc Ánh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Chủ xe VF 6 hết lời khen xe an toàn và dịch vụ hậu mãi “miễn chê” sau tai nạn hú vía

Trong tầm giá 700 triệu đồng, VinFast VF 6 đang khiến người tiêu dùng Việt quên đi những mẫu xe xăng với một công thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả: Đẹp mắt, mạnh mẽ, an toàn tuyệt đối và đặc biệt là chi phí nuôi xe rẻ đến khó tin.

Tiếp tục đọc

Chưa khánh thành, nhà máy VinFast Ấn Độ tới tấp nhận đơn hàng từ loạt quốc gia láng giềng

Dù chưa chính thức khánh thành, nhà máy VinFast Ấn Độ đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu đến nhiều nước lân cận.

Tiếp tục đọc

Một công ty chứng khoán vừa tăng vốn điều lệ gấp 22 lần

Hoàn tất đợt chào bán 289,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông, VTGS đã tăng vốn từ 138 tỷ đồng lên 3.036 tỷ đồng, tức gấp 22 lần.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay