Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Đó là chủ đề Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức vào sáng nay (20/12). Hội thảo được đông đảo các chuyên gia pháp lý hàng đầu cả nước tham dự.

TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết, “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là chủ đề hết sức quan trọng và thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước pháp quyền không chỉ là mục tiêu mà còn là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó quyền lực nhà nước phải được phân công, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát một cách hiệu quả để phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây không chỉ là một yêu cầu chính trị, mà còn là yêu cầu pháp lý để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong việc thực thi quyền lực.

Ban chủ toạ điều hành Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”

Bên cạnh những thành công nhất định trong việc xây dựng thể chế và quy định pháp luật nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, vẫn còn những thách thức cần giải quyết như việc phân chia trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, việc thực thi pháp luật và kiểm soát quyền lực còn chưa đồng bộ và hiệu quả. Chính vì vậy, Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo cấp quốc gia với chủ đề “Phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” với mục đích đóng góp những ý kiến khoa học góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN – TS. Sơn cho biết thêm.

Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Quốc Sửu – Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Luật TP.HCM đã tổ chức những hội thảo mang tầm quốc gia như hôm nay. Với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khi mà việc phân công, kiểm soát quyền lực Nhà nước vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến việc thực thi không nhất quán hoặc gặp phải những rào cản trong quá trình thực hiện, khiến các mục tiêu phân quyền bị hạn chế.

Qua đó, GS.TS. Nguyễn Quốc Sửu hi vọng hội thảo sẽ thu được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị thiết thực từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu nhằm hoàn thiện các nội dung trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.

PGS. TS Vũ Văn Nhiêm – Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật TP. HCM phát biểu tại hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm đặt ra, bàn luận và giải quyết các mục tiêu sau: Làm rõ những vấn đề lý luận về phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; Luận giải những quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về việc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Đánh giá, làm rõ những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thực hiện việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước; Kiến nghị các giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hội thảo được tổ chức theo 2 phiên và xoay quanh với các chuyên đề: Vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Phân công giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam; Bàn về giới hạn kiểm soát tư pháp của tòa án đối với các hoạt động quản lý hành chính trái pháp luật; Mô hình phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa trung ương và địa phương: kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam; Thực trạng kiểm soát quyền lực chính quyền địa phương Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; và một số nội dung khác.

GS.TS Trần Ngọc Đường – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày tham luận

Nhiều ý kiến xoay quanh tham luận “Vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của GS.TS Trần Ngọc Đường – Ủy viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN và TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng khoa Luật Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật TP.HCM đồng tác giả.

Theo đó, việc phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta bao gồm: Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân – chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước và nhà nước được nhân dân ủy quyền; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp (phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nội bộ bộ máy nhà nước).

Tác giả đã đề xuất các giải pháp để kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp như: cần rà soát các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế hiến định để phân công quyền lực nhà nước phù hợp, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, hoặc không phù hợp, cản trở lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi quyền; củng cố cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong bộ máy thực thi quyền hành pháp,…

TS. Đặng Thị Thu Huyền – Trưởng Khoa Luật – ĐH Nguyễn Tất Thành trình bày tại Hội thảo

Bàn về vấn đề phân công giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM và TS Dương Hồng Thị Phi Phi – Trưởng Bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP.HCM đã làm rõ quyền lập pháp là nhánh quyền lực quan trọng trong mô hình tổ chức bộ máy nhà nước. Để bảo đảm thực hiện quyền lập pháp thật sự hiệu quả thì phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền này là một kỹ thuật quan trọng hàng đầu, vì phân công là cơ sở để phối hợp và là tiền đề để kiểm soát việc thực hiện quyền.

Ban tổ chức Hội thảo chụp ảnh lưu niệm cùng các diễn giả và khách mời

Bằng những cách thức khác nhau, pháp luật nước ta đã ghi nhận và quy định sự phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp ngày càng phù hợp. Tuy nhiên, quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn những bất cập nhất định: việc xác nhận giới hạn phạm vi nội dung quyền lập pháp chưa rõ ràng trong Hiến Pháp và chưa có sự giải thích bởi cơ quan có thẩm quyền; việc phân định giữa quyền lập pháp và ủy quyền lập pháp vẫn còn một số bất cập, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan.

Hội thảo khoa học không chỉ là dịp để trao đổi, thảo luận về vấn đề phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà kết quả của Hội thảo dự kiến sẽ đóng góp cho việc hoàn thiện quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện vấn đề này.

Văn Vũ – Trí Nhân

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Một loại hình bất động sản luôn hưởng lợi từ vốn FDI, không lo bị “ế”: Nguồn cung dự kiến 3 năm tới sẽ có hơn 2.000 căn

Savills cho rằng, sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ theo cả hướng trực tiếp và gián tiếp. Hà Nội đón nhận vốn đầu tư vào phát triển các dự án căn hộ dịch vụ cũng như sự gia tăng nguồn cầu cho phân khúc khi có lượng lớn chuyên gia đến và làm việc tại các khu công nghiệp lân cận.

Tiếp tục đọc

Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp

Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế 21/12: Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI

Giá vàng đồng loạt bật tăng; Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/12.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay