Phát triển kinh tế tuần hoàn cần lấy con người làm trung tâm

Phát triển kinh tế tuần hoàn cần lấy con người làm trung tâm

Ngày 22-11, Viện Nghiên cứu con người (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (Đại học quốc gia TPHCM) tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển con người trong bối cảnh giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tuần hoàn”.

Theo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính liên tục gia tăng, từ khoảng 20 triệu tấn năm 1990 lên 355 triệu tấn CO2 năm 2020. Bên cạnh vấn đề phát thải CO2, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Ô nhiễm nhựa đại dương cũng là một vấn đề được quốc tế công nhận. Bên cạnh đó, rác thải rắn sinh hoạt và nước thải không được thu gom, xử lý tốt đã gây ô nhiễm nguồn nước sông và ô nhiễm nước ngầm tại nhiều nơi.

PGS-TS Nguyễn Văn Thành chia sẻ thông tin tại hội thảo. Ảnh : MINH HẢI

Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài khoảng 3.260km và nhiều địa phương có địa thế trũng, thấp. Cụ thể, tình trạng lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cạn kiệt tài nguyên, mất đa dạng sinh học… đang diễn ra rất phức tạp. Khi nhiệt độ tăng 1,5°C có thể gây ra tổn thất lên tới 4,5% GDP; các sự kiện khí hậu cực đoan khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 1 tỷ USD/năm.

PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Lê chia sẻ thông tin tại hội thảo. Ảnh: MINH HẢI

PGS-TS Nguyễn Văn Thành cho biết thêm, bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, khi đất nước hội nhập khu vực, quốc tế ngày càng sâu rộng. Việt Nam cần có đội ngũ chuyên gia chất lượng về biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, xử lý nhiễm mặn, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: MINH HẢI

Để thúc đẩy xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn lấy con người làm trung tâm, PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người khuyến nghị, với cụ thể từng lĩnh vực, Chính phủ cần tham gia bằng cách đưa ra các chính sách mới và khuyến khích sự phát triển kinh tế tuần hoàn. Các chính sách này song song với công nghệ xanh sẽ giúp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy hệ thống quản lý chất thải tốt hơn, lượng khí thải carbon thấp hơn, tăng nguồn năng lượng tái tạo.

MINH HẢI

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Taseco Group tất toán một lô trái phiếu phát hành từ năm 2023

Taseco Group vừa thanh toán gần 47,7 tỷ đồng tiền gốc và lãi cho lô trái phiếu mã TASCH2325002, qua đó tất toán lô trái phiếu này đúng hạn.

Tiếp tục đọc

Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu

Bộ Công Thương vừa có văn bản khẩn số 1819/TTTN-VP ngày 21/7/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (WIPHA).

Tiếp tục đọc

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người được thi hành án đã mất, người thân nhận tiền thế nào?

Theo quy định người thừa kế của các trái chủ đã chết trong vụ Vạn Thịnh Phát sẽ thực hiện các thủ tục luật định để nhận tiền thi hành án.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay