Phó Trưởng Ban Kinh tế TW nêu lý do đầu tư vào vàng, bất động sản,… có xu hướng tăng cao

Phó Trưởng Ban Kinh tế TW nêu lý do đầu tư vào vàng, bất động sản,… có xu hướng tăng cao

“Tính bất ổn và khó dự báo của kinh tế toàn cầu khiến cho việc đầu tư vào các tài sản “trú ẩn” như vàng, bất động sản… có xu hướng tăng cao, giảm nguồn lực đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

Đây là nhận định được PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu ra tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2025: “Cải cách – Kiến tạo kỷ nguyên tăng trưởng và thịnh vượng: Giải pháp đột phá đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới” diễn ra chiều 7/1.

Ông đánh giá, năm 2024 là một năm nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trong đó, khó khăn, thách thức nhiều hơn là thời cơ, thuận lợi khi tình hình thế giới phức tạp, một số chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khiến giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu biến động mạnh, đặc biệt là sự đứt gãy trong chuỗi vận tải – logistics khiến giá cước vận tải tăng cao trong thời gian kéo dài.

Giá cước vận chuyển container từ châu Á sang Mỹ và châu Âu nhiều thời điểm đã tăng gấp 2-3 lần so với năm trước, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu; cùng với đó, thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm; kinh tế phục hồi chậm và thiếu vững chắc; tỷ giá, lãi suất biến động phức tạp…

Dù vậy, năm 2024, lần đầu tiên sau nhiều năm (kể từ năm 2016), Việt Nam đã đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội với nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật như: Tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%, tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng của khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế đạt khoảng 470 tỷ USD; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tốc độ tăng năng suất lao động ước đạt 5,7%, vượt mục tiêu đề ra.

Theo đó, kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; tổng thu ngân sách Nhà nước vượt trên 19% dự toán, góp phần bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển; thu hút FDI đạt khoảng 40 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới…

PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

“Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển dựa trên hiệu quả các nguồn lực”

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định, những kết quả năm 2024 rất quan trọng, làm tiền đề tiếp tục phát huy cho năm 2025.

“Năm 2025 cũng là năm được xác định đóng vai trò tăng tốc, bứt phá, tạo đà vững chắc cho nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng cao và duy trì bền vững trong 5 – 10 năm tiếp theo. Chính phủ hiện đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 8% và phấn đấu tăng trưởng hai con số”, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn cho hay.

Theo ông, về bối cảnh thế giới, năm 2025 là năm tiếp tục được dự báo sẽ có những biến động và biến đổi sâu sắc. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tình trạng phân mảnh/phân tách trong hợp tác kinh tế toàn cầu được dự báo tiếp tục gia tăng; tỷ trọng giao thương nhiều hơn trong các khối địa – chính trị cùng tình trạng cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nước lớn đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi mô hình thương mại toàn cầu theo hướng thiếu kết nối hơn, tạo tâm lý thiếu ổn định trong hoạt động thương mại, đầu tư trên thế giới…

Ngoài ra, một số thách thức mang tính cấu trúc lâu dài khác đối với kinh tế toàn cầu cũng phức tạp hơn, nổi lên là vấn đề già hóa dân số nhanh chóng và gay gắt, tạo ra những thay đổi căn bản trong cấu trúc lao động, buộc các nước phải tìm cách thích nghi.

Không chỉ vậy, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa, số hóa đặt ra thách thức lớn hơn cho các nước phát triển ở trình độ trung bình và thấp…

“Tính bất ổn và khó dự báo của kinh tế toàn cầu khiến cho việc đầu tư vào các tài sản “trú ẩn” như vàng, bất động sản… có xu hướng tăng cao, giảm nguồn lực đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông nhấn mạnh.

Trong bối cảnh đó, ông Sơn đánh giá: “Năm 2025 cần được đặt ở một vị trí đặc biệt hơn; cách tiếp cận và xây dựng kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2025 cũng cần được nhìn nhận theo hướng không chỉ bảo đảm để tăng trưởng cao riêng cho năm 2025 mà phải tạo được nền tảng quan trọng để tăng trưởng cao, bền vững trong 5 -10 năm tiếp theo”.

Vì cậy, cần phải tiếp tục bảo đảm vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô để làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Làm sao để tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất cao và phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư quốc tế là vấn đề đang rất được quan tâm.

Bên cạnh đó, cần có các giải pháp đột phá và cụ thể nào để tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Đặc biệt là thúc đẩy đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực đang tạo việc làm cho khoảng 85% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 46% GDP, khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước…

“Phải làm sao để đầu tư tư nhân kết nối được với đầu tư công và đầu tư FDI, qua đó tạo ra sự cộng hưởng trong đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng”, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn đặt vấn đề.

PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy xuất khẩu phải gắn liền với kiểm soát nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ đóng góp vào GDP, nâng cao sức mua, kích thích thị trường nội địa, tiêu dùng trong nước, từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo động lực cho tăng trưởng.

Đánh giá, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển dựa trên hiệu quả các nguồn lực, Phó Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần sớm tháo gỡ các điểm nghẽn đang tồn tại, đặc biệt là những điểm nghẽn về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Trong đó, điểm nghẽn về thể chế đang được coi là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” nhằm làm mới, huy động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực truyền thống như nguồn nhân lực, nguồn vật lực, nhất là nguồn lực đất đai, nguồn tài nguyên và nguồn tài lực.

Ông cũng đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng số, cơ sở hạ tầng xanh, năng lượng tái tạo.

Cũng như, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực số, thu hút và trọng dụng nhân tài; nghiên cứu, hấp thụ, chuyển giao và làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…phát triển các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại TP HCM và thành phố Đà Nẵng.

Cuối cùng là cần các giải pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững về xã hội và môi trường trong điều kiện tăng trưởng cao. “Tăng trưởng cao đã khó nhưng đảm bảo được sự phát triển bền vững trong điều kiện tăng trưởng cao còn khó hơn nhiều”, ông Sơn đánh giá.

Theo ông Sơn, cần đánh giá những bài học lớn có thể rút ra từ năm 2024 là gì để tiếp tục phát huy, nhân rộng những bài học tốt và rút kinh nghiệm từ những bài học chưa thành công. Chẳng hạn như bài học về việc thực hiện thành công dự án đường truyền tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên) với thời gian chỉ sau hơn 6 tháng thi công hay việc hoàn thành mục tiêu 693 km cao tốc mới trong năm, nâng tổng chiều dài cao tốc cả nước lên hơn 2.021 km.

“Những thành công này không chỉ thể hiện quyết tâm của Trung ương mà còn khơi dậy động lực và sự đồng lòng từ địa phương, doanh nghiệp và người dân. Sự thành công này cũng thể hiện bài học về: Tư duy táo bạo, tự tin, quyết đoán; dám đặt mục tiêu cao; và kiên trì, nỗ lực thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra”, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

L. Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

NLG: Lãnh đạo Nam Long gom cổ phiếu NLG khi thị giá giảm sâu

Động thái mua vào của lãnh đạo Nam Long diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp vừa công bố kết quả kinh doanh quý cuối năm nhiều dấu hiệu tích cực.

Tiếp tục đọc

Thái Nguyên: 871 doanh nghiệp thành lập mới

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có 871 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 7.407 tỷ đồng. Quy mô vốn của các doanh nghiệp mới thành lập bình quân đạt 8,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng có 398 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng, tăng 1% so với năm 2023.

Tiếp tục đọc

Hà Nội tạm dừng hoạt động sản xuất ‘thủ phủ’ bánh kẹo La Phù

Với sai phạm của làng nghề La Phù, lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát tổng thể và công bố công khai các vi phạm.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay