PVI: Đặt mục tiêu lợi nhuận và doanh thu đều đi lùi

PVI: Đặt mục tiêu lợi nhuận và doanh thu đều đi lùi

Năm 2025, PVI đã thống nhất kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 21.437 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.090 tỷ đồng, đều thấp hơn con số thực hiện của năm 2024.

Đoàn chủ tịch PVI điều hành đại hội. Ảnh: Thu Thảo/Mekong ASEAN.

Trả cổ tức ở mức cao 31,5%

Chiều ngày 22/4, CTCP PVI (PVI Holdings, HNX: PVI) tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 với sự tham gia của 20 cổ đông/người uỷ quyền đại diện cho hơn 93% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Tại đại hội, các cổ đông PVI đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chi trả cổ tức tỷ lệ 31,5% bằng tiền mặt. Doanh nghiệp bảo hiểm này đã duy trì chi trả tỷ lệ cổ tức bằng tiền ở mức cao từ 20% trở lên trong 10 năm trở lại đây.

Đây là mức chi trả cổ tức cao thứ ba trong lịch sử hoạt động của PVI kể từ khi thành lập, chỉ sau năm 2021 (33%) và năm 2023 (32%). Đồng thời, tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn mức kế hoạch là 28,5% mà ĐHĐCĐ giao năm trước.

Một trong những vấn đề cũng được cổ đông quan tâm là vấn đề vốn chủ sở hữu, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu các gói bảo hiểm quy mô lớn. Trong nhiều năm liền, PVI lựa chọn phân phối khoảng 90% lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông thay vì tích lũy vào vốn, dẫn đến thực trạng vốn chủ sở hữu gần như không tăng trưởng.

Phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 của PVI. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ năm 2025.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Tú, Phó Chủ tịch HĐQT PVI, việc không tăng vốn không ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực hoạt động của doanh nghiệp, bởi đây là quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng và nhận được sự đồng thuận từ cổ đông.

“Chưa kể, đơn vị thành viên chủ lực là CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam vẫn liên tục tăng vốn để phục vụ đấu thầu, giúp củng cố vị thế cạnh tranh chung. Đồng thời, PVI vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu về quy mô vốn trong khối bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam,” ông Tú khẳng định.

Dù vậy, ban lãnh đạo PVI cũng không loại trừ khả năng xem xét chia cổ tức bằng cổ phiếu trong tương lai, tùy thuộc vào tình hình thực tế từng giai đoạn. Năm 2025, phương án này tạm thời chưa được triển khai.

Mặt khác, các cổ đông tại đại hội cũng quan tâm đến quá trình Petrovietnam thoái vốn khỏi PVI có thể ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của PVI, nhất là trong bối cảnh công ty hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho nhiều đơn vị thành viên của Petrovietnam.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo PVI khẳng định quyền lợi và cơ hội kinh doanh của công ty sẽ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này, do các hoạt động đấu thầu tại Petrovietnam vẫn phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

Ông Tú cho biết thêm, lộ trình thoái vốn của Petrovietnam đã được Chính phủ phê duyệt và hiện quá trình thực hiện đang bám sát kế hoạch, dự kiến có thể công bố báo cáo liên quan vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới đây.

Kế hoạch năm 2025 thận trọng

Năm 2025, PVI đã thống nhất kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 21.437 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.090 tỷ đồng, đều thấp hơn con số thực hiện của năm 2024.

Theo ban lãnh đạo PVI, việc tái tục bảo hiểm ở mức lãi suất thấp đối với các hợp đồng tiền gửi là một trong các nguyên nhân kế hoạch lợi nhuận được đặt ra một cách thận trọng, mặc dù trước đó, năm 2024 được coi là một năm thành công của PVI khi hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch.

Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 toàn PVI vượt mốc 21.800 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm 2023 và vượt 25% kế hoạch. Đây cũng là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam cán mốc doanh thu này.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.118 tỷ đồng, giảm 13% nhưng vẫn hoàn thành vượt 2% so với kế hoạch đề ra.

Về việc lợi nhuận không đồng hành cùng đà tăng doanh thu, theo ban lãnh đạo PVI là do nhiều yếu tố bất lợi từ thị trường. Đặc biệt, năm 2024 chứng kiến thảm họa thiên nhiên nặng nề siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn tại Việt Nam. PVI cùng nhiều công ty bảo hiểm khác buộc phải chi trả các khoản bồi thường lớn, kéo theo lợi nhuận suy giảm đáng kể.

Báo cáo với cổ đông tại đại hội, ông Trần Duy Cương, Kế toán trưởng, Giám đốc Ban Tài chính Kế hoạch PVI, cho biết, theo ước tính của lãnh đạo PVI, lợi nhuận của công ty có thể có thêm ít nhất hơn 200 tỷ đồng nếu không xảy ra cơn bão.

Bên cạnh khó khăn trên thị trường bảo hiểm, hoạt động đầu tư cũng chịu ảnh hưởng khi lãi suất về mức thấp trong năm 2024, thậm chí có thời điểm thấp hơn thị trường tài chính Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, với việc nắm giữ nhiều hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn dài 2-3 năm đã giúp khoản đầu tư tài chính của PVI vẫn đạt hiệu quả tốt trong năm vừa qua.

Do đó, luỹ kế hết năm 2024, PVI cán mốc doanh thu bảo hiểm gốc trên 13.000 tỷ đồng với mức tăng trưởng gấp gần 2 lần so với bình quân chung toàn thị trường.

Động lực tăng trưởng doanh thu từ tái bảo hiểm

Tại phiên thảo luận, trả lời câu hỏi của cổ đông về động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, ông Phạm Anh Đức, Tổng giám đốc Bảo hiểm PVI (PVI Insurance – công ty con của CTCP PVI) cho biết, công ty đã phát triển mạnh mẽ doanh thu nhận tái bảo hiểm từ thị trường quốc tế. Xếp hạng tín nhiệm của công ty được duy trì ở mức A- là “tấm vé” quan trọng để tham gia thị trường quốc tế.

Theo ông Đức, mảng hoạt động tái bảo hiểm được triển khai từ cuối năm 2023 và chính thức bước vào thị trường năm 2024 đã mang về doanh thu 5.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Anh Đức, Tổng giám đốc Bảo hiểm PVI trả lời câu hỏi của cổ đông. Ảnh: Thu Thảo/Mekong ASEAN.

Đối với câu hỏi của cổ đông về những rủi ro có thể khiến PVI không hoàn thành kế hoạch đặt ra, lãnh đạo PVI cho biết, rủi ro lớn nhất nằm ở các yếu tố khách quan địa chính trị liên quan, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ và rủi ro từ thiên nhiên, biến đổi khí hậu.

Về sắc lệnh thuế đối ứng của Mỹ được công bố đầu tháng 4 vừa qua, PVI đã ngay lập tức có những đánh giá. Theo ông Phạm Anh Đức, trường hợp nếu việc áp thuế thực sự diễn ra với mức thuế cao như công bố trước đây, không quốc gia nào có thể khẳng định sẽ đạt được kế hoạch khi phải đối mặt cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn như vậy.

“Nếu trường hợp này xảy ra, tỷ trọng các mảng doanh thu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, FDI,… tại PVI không lớn. Đối với mảng liên quan đến dầu khí, chịu ảnh hưởng bởi diễn biến giá dầu, tỷ trọng hiện tại cũng chỉ còn chiếm 10%. Do đó, cá nhân tôi tin tưởng nếu không xảy ra rủi ro bất khả kháng như cơn bão Yagi, công ty sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra,” ông Đức nói.

Thu Thảo-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

BCE: Báo lỗ 5,1 tỷ đồng trong quý 1/2025, đối mặt nguy cơ không đạt mục tiêu lợi nhuận cả năm

Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE) báo lỗ 5,1 tỷ đồng trong quý I/2025, dù doanh thu tăng gần 29%. Tình trạng kinh doanh dưới giá vốn và chi phí gia tăng đang đe dọa mục tiêu lợi nhuận cả năm 2025 của BCE.

Tiếp tục đọc

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Đặng Văn Minh nhận 5% giá trị gói thầu từ ông chủ Phúc Sơn

Do tập đoàn Phúc Sơn không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công nên để được trúng thầu, Nguyễn Văn Hậu chi 5% giá trị gói thầu cho Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở Giao thông Quảng Ngãi, sau là Chủ tịch UBND tỉnh.

Tiếp tục đọc

PVEP quyết liệt triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần IV, hướng tới giai đoạn phát triển bứt phá

Ngay sau Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030, Ban Chấp hành Đảng bộ PVEP đã khẩn trương xây dựng và ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội, thể hiện tinh thần đổi mới, quyết liệt, bám sát thực tiễn và đồng hành cùng những chuyển động chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trong giai đoạn phát triển mới.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay