Quảng Nam đối diện thách thức lớn trong giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam đối diện thách thức lớn trong giải ngân vốn đầu tư công

Những tháng cuối năm, Quảng Nam phải đối mặt với thách thức lớn về giải ngân vốn đầu tư công khi nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ.

Kinh tế trên đà hồi phục

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, các hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến hết tháng 10 đều tăng trưởng. So với tháng trước, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 3,8% và tăng 34,1% so với cùng kỳ; đặc biệt IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng.

Từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ướ


Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam có nhiều khởi sắc trong 10 tháng qua. 

Khu vực thương mại và dịch vụ tiếp tục là động lực phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 10 tháng ước đạt hơn 6,942 triệu lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 4,618 triệu lượt khách, tăng 7%. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch 10 tháng ước đạt 6,85 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng đạt 16,1 nghìn tỷ đồng, đạt 68% dự toán (23,6 nghìn tỷ đồng) và bằng 104% so cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 18,5 nghìn tỷ đồng, đạt 59% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển gần 7,7 nghìn tỷ đồng, đạt 156%.

Tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu tháng 10 đạt 249,49 triệu USD, tăng 50,83% so với cùng kỳ, trong đó: xuất khẩu đạt 92,82 triệu USD, tăng 41,09% và nhập khẩu đạt 156,67 triệu USD, tăng 57,27%.

Nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Số doanh nghiệp thành lập mới hiện giảm về số lượng và số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 20234. Lũy kế 10 tháng, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (1.342) thấp hơn tổng số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và giải thể (1.390).

Thách thức về công tác giải ngân

Tính đến ngày 31/10, tổng vốn đầu tư công năm 2024 toàn tỉnh giải ngân 4.430 tỷ đồng, đạt 49%, tương đương với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2024 giải ngân 3.369 tỷ đồng, đạt 46,7% và kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài giải ngân 1.061 tỷ đồng, đạt 58,1%.

Quảng Nam đang đối mặt với giải ngân vốn đầu tư công khi các dự án trọng điểm thi công chậm tiến độ, thậm chí dừng thi công.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng thừa nhận tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đảm bảo kế hoạch. Nguyên nhân chính thuộc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Một số chủ đầu tư thiếu chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Người đứng đầu các đơn vị thiếu chủ động, thiếu đôn đốc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

2 tháng cuối năm 2024, Quảng Nam xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; phân công rõ và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân chi tiết từng dự án.

Lãnh đạo sở, ban, ngành và địa phương vì vậy phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Phát huy hơn nữa vai trò của 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Các lãnh đạo cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với 12 sở, ban, ngành và 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân chung của cả tỉnh; rà soát, xây dựng lịch trình cụ thể giải ngân từng dự án; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao.
Công tác chỉ đạo với phương châm “thi công 3 ca 4 kíp”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn cuối năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tái khẳng định cam kết đồng hành, tháo gỡ khó khăn; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các địa phương cần tăng cường chủ động theo thẩm quyền để trao đổi, lắng nghe góp ý, khuyến nghị của doanh nghiệp để kịp thời xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay