Quốc gia chủ chốt BRICS vượt mặt Mỹ, ồ ạt đầu tư vào ‘đại gia’ dầu mỏ, kỳ vọng petroyuan thách thức petrodollar

Quốc gia chủ chốt BRICS vượt mặt Mỹ, ồ ạt đầu tư vào ‘đại gia’ dầu mỏ, kỳ vọng petroyuan thách thức petrodollar

Mối quan hệ thương mại – đầu tư giữa Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đang ngày càng mở rộng bên ngoài lĩnh vực dầu mỏ.

Xuất khẩu và đầu tư của Trung Quốc đang chảy vào Ả Rập Xê Út khi nhu cầu về công nghệ xanh của vương quốc dầu mỏ đang thúc đẩy mối quan hệ song phương.

Trong nhiều năm, thương mại song phương gần như chỉ là Trung Quốc mua dầu của Ả Rập Xê Út. Nhưng hiện nay, xuất khẩu của Trung Quốc sang Ả Rập Xê Út đang hướng tới mức cao kỷ lục, ở mức 40,2 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, tăng so với 34,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mới lớn nhất của vương quốc. Từ 2021 đến tháng 10/2024, Trung Quốc rót 21,6 tỷ USD vào Ả Rập Xê Út. Khoảng 1/3 vốn đầu tư vào các công nghệ sạch như pin, năng lượng gió và mặt trời, fDi Markets cho biết. Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại vương quốc, với 12,5 tỷ USD.

Những con số trên cho thấy một sự thay đổi lớn, khi Trung Quốc vượt mặt các đối tác đầu tư truyền thống của Ả Rập Xê Út là Mỹ và Pháp.

Kim ngạch xuât khẩu (cột xanh đậm) và nhập khẩu (cột xanh nhạt) của Trung Quốc với Ả Rập Xê Út từ 2021 đến 10 tháng đầu năm 2024. Nguồn: Cục Thống kê Trung Quốc.

Camille Lons, chuyên gia về Trung Quốc và Trung Đông kiêm ủy viên chính sách tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhận định: “Khi người Ả Rập Xê Út nhìn vào bản đồ thế giới, họ ngày càng coi mình là ‘cường quốc tầm trung”. Họ cố gắng giảm phụ thuộc vào Mỹ. Làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Trung Quốc là một cách thực hiện điều đó”.

Các nhà phân tích cho biết hợp tác kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn sau những nỗ lực chính trị và ngoại giao cấp cao, bao gồm chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Riyadh vào cuối năm 2022.

Đối với Trung Quốc, thương mại với Ả Rập Xê Út có tầm quan trọng chiến lược để tăng cường ảnh hưởng ngoài Mỹ và châu Âu khi Bắc Kinh phải đối mặt với các mối đe dọa trừng phạt và thuế quan ngày càng tăng, các nhà phân tích cho biết.

Đối với Ả Rập Xê Út, khoản đầu tư của Trung Quốc hỗ trợ nước này trong việc đạt được kế hoạch hiện đại hóa Tầm nhìn 2030. Chiến lược nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn và nâng tầm vị thế của vương quốc trên bản đồ thế giới.

Theo các quan chức Ả Rập Xê Út, cho đến nay Riyadh vẫn thận trọng trong việc cân bằng mối quan hệ với Mỹ – đối tác quân sự quan trọng nhất của nước này, và hạn chế giao thương với Trung Quốc trong các lĩnh vực như quốc phòng và trí tuệ nhân tạo.

Đầu tư của Ả Rập Xê Út vào ngành dầu khí Trung Quốc cũng như đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng tái tạo của vương quốc đang thúc đẩy thương mại song phương. Ken Liu, giám đốc nghiên cứu năng lượng, tiện ích và năng lượng tái tạo của Trung Quốc tại UBS, dự báo sẽ có thêm 432 tỷ USD trong thương mại liên quan đến năng lượng hàng năm giữa Trung Đông và Trung Quốc đến năm 2030.

Bắc Kinh cũng đang cố gắng tăng cường mối quan hệ với Ả Rập Xê Út để thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân đân tệ Trung Quốc trên phạm vi quốc tế. Vương quốc này, giống như hầu hết các nhà sản xuất dầu quốc tế khác, vẫn chưa chấp nhận thanh toán dầu bằng đồng nhân dân tệ vì khả năng sử dụng tiền thu được bằng đồng tiền Trung Quốc trên toàn cầu khá hạn chế.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, các nhà phân tích của S&P chỉ ra rằng mặc dù giao dịch dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ giữa Trung Quốc và Ả Rập Xê Út có thể vẫn còn cách xa hàng thập kỷ nữa, nhưng mối quan hệ toàn diện hơn giữa 2 nước theo thời gian có thể hỗ trợ petroyuan – thuật ngữ được Trung Quốc đưa ra nhằm cạnh tranh với petrodollar, chỉ việc sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch dầu thô xuyên biên giới.

Các nhà phân tích S&P cho biết thêm mối quan hệ giữa 2 quốc gia đang ngày càng “vươn ra ngoài khuôn khổ dầu mỏ”. “Nếu Ả Rập Xê Út tìm kiếm các nước có thể công nghiệp hóa thần tốc, thì Trung Quốc có thể là ví dụ tốt nhất. Điều này hòa hợp lợi ích lâu dài của 2 quốc gia”.

Theo FT

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thấy gì qua con số giải ngân FDI trên 25 tỷ USD năm 2024, cao nhất 6 năm qua

Năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu đã tăng mạnh vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam, ước đạt gần 25,4 tỷ USD, tăng 9,4%, cho thấy dòng vốn FDI đang tăng trưởng ngày càng thực chất.

Tiếp tục đọc

Hà Tĩnh: Điểm sáng trong giải ngân đầu tư công

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Hà Tĩnh vẫn đạt được kết quả vượt bậc trong giải ngân đầu tư công. Thống kê cho thấy, năm 2024, Hà Tĩnh đã giải ngân vốn đầu tư công được khoảng 7400 tỷ đồng, đạt hơn 165% kế hoạch Thủ tướng giao, đứng thứ 2/63 tỉnh thành.

Tiếp tục đọc

Tổng thống Mỹ Joe Biden bảo vệ các thảnh quả kinh tế trước khi kết thúc nhiệm kỳ

10 ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu kinh tế mà đất nước đạt được trong 4 năm qua.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay