Quốc gia quyền lực nhất nhì BRICS tung ‘đòn’ trừng phạt mạnh vào Mỹ, nhiều doanh nghiệp lớn bị ‘nêu tên’

Quốc gia quyền lực nhất nhì BRICS tung ‘đòn’ trừng phạt mạnh vào Mỹ, nhiều doanh nghiệp lớn bị ‘nêu tên’

New York Times đưa tin, hôm 2/1, Trung Quốc, thành viên của BRICS, đã nêu chi tiết hàng chục doanh nghiệp Mỹ sẽ phải chịu lệnh trừng phạt thương mại, trong đó có Raytheon, Boeing và Lockheed Martin. Động thái này có thể khiến căng thẳng giữa 2 siêu cường càng leo thang.

Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày Tổng thống đắc của Donald Trump nhậm chức. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã cam kết áp thuế quan và lệnh trừng phạt với Trung Quốc. Hiện tại, Bắc Kinh một lần nữa cho thấy họ sẵn sàng đáp trả. 

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cơ quan này đã thêm 28 công ty vào danh sách kiểm soát xuất khẩu để “bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”. Bắc Kinh cũng cấm xuất khẩu các mặt hàng có mục đích sử dụng kép, có ứng dụng trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự, cho các doanh nghiệp trên.

Ngoài ra, quốc gia BRICS này cũng đưa 10 doanh nghiệp vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”. Giới chức sẽ ngân cản các công ty này thực hiện bất kỳ hoạt động nào tại Trung Quốc và cấm các giám đốc điều hành của họ nhập cảnh hoặc sinh sống tại nước này. 

Andrew Gilholm, một chuyên gia về Trung Quốc tại công ty tư vấn Control Risks, cho biết Bắc Kinh từng đưa ra các hành động tương tự trong quá khứ với các công ty này, hầu hết trong số đó có sự hiện diện không quá lớn tại Trung Quốc. 

Gilholm nhận định: “Hầu hết những động thái này dường như chỉ mang tính hình thức vì rất nhiều công ty trong số đó đã phải chịu lệnh trừng phạt.” 

Tuy nhiên, vị chuyên gia nói thêm rằng, số lượng và phạm vi các doanh nghiệp được đưa vào danh sách đen đang ngày càng mở rộng. 

Trong số các công ty được Trung Quốc nêu đích danh có các nhà sản xuất hệ thống quốc phòng hàng đầu của Mỹ, bao gồm Raytheon Missile Systems, Boeing Defense, Space and Security và Lockheed Martine Missiles and Fire Control. 

Michael Hart, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho biết các nhà chức trách Trung Quốc nhìn chung đã thận trọng, không thực hiện các động thái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty đang làm ăn ở nước này. Theo ông, các hành động của Bắc Kinh không gây ảnh hưởng đến các công ty mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. 

Bắc Kinh đã thể hiện lập trừng ngày càng cứng rắn trước thời điểm ông Trump quay trở lại Nhà Trắng. Trước đó, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã công bố một cuộc điều tra với nhà sản xuất chip Nvidia, cấm xuất khẩu khoáng sản quý hiếm sang Mỹ và có nhiều động thái mạnh hơn vào các công ty khác để gây áp lực cho chuỗi cung ứng của họ. 

Các động thái này là một phần của những đợt đáp trả cho mâu thuẫn thương mại vốn đã leo thang trong những tháng gần đây. Tình hình bắt đầu căng thẳng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, sau khi ông gây áp lực cho Trung Quốc bằng thuế quan và các yêu cầu hạn chế về thương mại. Ở thời điểm đó, Bắc Kinh chủ yếu chỉ đưa ra các biện pháp mang tính hình thức để đáp trả. 

Sau thời điểm đó, chính quyền Biden cũng mở rộng lệnh hạn chế với các công ty Trung Quốc và áp đặt lệnh cấm với các sản phẩm có mục đích sử dụng kép, gần đây đã nhắm đến 140 doanh nghiệp của Trung Quốc. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay đổi một số nền tảng pháp lý trước những động thái áp đặt từ phái Washington, như tạo ra danh sách đen và lệnh trừng phạt để tách Mỹ khỏi các nguồn tài nguyên quan trọng. 

Tham khảo NYT

An Chi-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HMC: Cổ phiếu lên đỉnh sau tin lãnh đạo ‘gom’ 500 nghìn cổ phiếu

Cổ phiếu của CTCP Kim khí TP HCM - VNSteel (Mã: HMC) bất ngờ lên đỉnh cao nhất trong 2 năm trở lại đây. Cùng với đó, một thành viên HĐQT đã vừa 'gom' vào 500.000 cổ phiếu.

Tiếp tục đọc

Khả năng ECB tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng

Theo báo cáo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tại khu vực đồng euro (Eurozone) đã đạt 2,4% trong tháng 12/2024, mức cao nhất kể từ tháng 7 cùng năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục từng bước cắt giảm lãi suất trong bối cảnh triển vọng kinh tế yếu kém của khu vực.

Tiếp tục đọc

Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam

Sau khi tiến hành cải cách, mở cửa, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, tăng trưởng trung bình 10% suốt thời gian dài khoảng 30 năm, cho đến năm 2011. Từ năm 2012-2018, tăng trường kinh tế giảm tốc nhưng duy trì mức 7-8%.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay