Quỹ ngoại đầu tư không hoàn lại và dành lời khen “có cánh” cho Tập đoàn Phúc Sinh

Quỹ ngoại đầu tư không hoàn lại và dành lời khen “có cánh” cho Tập đoàn Phúc Sinh

Nhìn vào Tập đoàn Phúc Sinh bây giờ, nhiều người cảm thấy mọi thứ có vẻ thật dễ dàng. Nhưng để có được trái ngọt hôm nay, Phúc Sinh đã chú trọng xây dựng hệ thống minh bạch ngay từ đầu. Mọi thứ rõ ràng qua số hoá, con người, chỉ cần bạn “show” những thứ đó ra khách hàng sẽ thấy bạn thực sự khác biệt.

Chỉ ít ngày sau khi Quỹ đầu tư & Green (Hà Lan) rót vốn đầu tư gần 25 triệu USD (hơn 600 tỷ đồng) vào Công ty cổ phần Phúc Sinh, mới đây “vua tiêu” Phan Minh Thông tiếp tục nhận khoản vốn không hoàn lại trị giá hơn nửa triệu Euro từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD). Điều này mở ra tương lai xa hơn cho Phúc Sinh trên con đường phát triển bền vững.

Trả lời phỏng vấn PV Dân Việt, ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh vui mừng cho biết, số vốn này sẽ giúp Phúc Sinh xây dựng nhà máy mới, mở rộng các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, hướng tới các chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc, không tàn phá rừng… 

Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh.

Liên tiếp trong thời gian ngắn, Phúc Sinh nhận đầu tư số tiền lớn từ các quỹ nước ngoài, đặc biệt lần này là khoản tài trợ vốn không hoàn lại với trị giá lên tới hơn nửa triệu Euro. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về quá trình trao đổi, tiếp cận nguồn vốn này? 

– Phải nói thật với bạn rằng từ năm 2012, đã có rất nhiều quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước làm việc với Phúc Sinh. Tuy nhiên lúc đó, các quỹ này chủ yếu làm B2C (doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng), retail (bán lẻ), hàng tiêu dùng, F&B (loại hình dịch vụ kinh doanh nhà hàng và đồ uống)… Các quỹ hiểu về B2B rất ít (Business to business – hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp).

Qua tìm hiểu thì chúng tôi nhận thấy, họ muốn mua cổ phần của Phúc Sinh nhưng chưa thực sự hiểu về Phúc Sinh, chủ yếu đầu tư theo trào lưu. Khi đối tác muốn mua công ty của mình mà không hiểu kỹ về mình thì sẽ dễ xảy ra một chuyện, đó là họ trả giá cực kỳ thấp. Dĩ nhiên Phúc Sinh thấy không hợp lý nên từ chối.

Gần đây nhất, khoảng 5 tháng trước, có 1 quỹ làm về hàng tiêu dùng trong nước rất thành công đã làm việc với Phúc Sinh qua môi giới. Khi nghe Phúc Sinh đưa ra định giá về doanh nghiệp của mình, họ nghĩ rằng tôi đang nói đùa! 

Cho tới khi tôi làm việc với đối tác đầu tiên của Hà Lan – một đơn vị chuyên về B2B, chú trọng đầu tư phát triển bền vững thì tôi mới gặp được người hiểu mình thực sự. Sau 16 năm làm phát triển bền vững, tôi hiểu rằng đầu tiên là do yêu cầu về công việc, bắt buộc phải làm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhưng sau một quá trình, chúng tôi thấy rằng con đường này không chỉ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp mà phát triển bền vững sẽ là xu hướng bắt buộc, ai cũng phải trải qua, vượt lên. 

Khi Phúc Sinh đạt được những chứng nhận bền vững, khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những chứng nhận bền vững đó. Thế thì đương nhiên trên thị trường, bạn đã loại bỏ được các doanh nghiệp không phát triển bền vững, đồng thời bạn còn được thêm tiền để tiếp tục theo đuổi con đường bền vững. 

Có một điều doanh nghiệp nước ngoài rất khác Việt Nam, đó là ngay khi họ làm việc với mình, họ sẵn sàng công bố thông tin lên website của họ. Và ngay sau khi chúng tôi thực hiện kí kết nhận vốn tài trợ không hoàn lại với Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), các thông tin liền được DFCD chia sẻ lên toàn hệ thống rộng lớn của họ trên khắp thế giới. Họ thậm chí ca ngợi Phúc Sinh, nói về chúng tôi với những lời có cánh” khiến chúng tôi vô cùng tự hào, hạnh phúc. 

Bạn biết đó, khi quỹ đầu tư đầu tiên mất 6 tháng để “tìm hiểu” nhau, thì tới quỹ thứ 2, chúng tôi chỉ mất có 3 tháng đã hoàn thành mọi giao dịch và thủ tục. Phúc Sinh cũng là công ty nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam được DFCD tài trợ khoản vốn không hoàn lại lớn như vậy. 

Tập đoàn Phúc Sinh là công ty nông nghiệp đầu tiên ở Việt Nam được nhận tài trợ không hoàn lại từ quỹ DFCD của Chính phủ Hà Lan.

Thưa ông, trước những “trái ngọt” mà Phúc Sinh đang được nhận, cũng có ý kiến tỏ ra hoài nghi về sự thành công của quỹ đầu tư. Thực tế là hầu hết doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm làm ăn với quỹ đầu tư nước ngoài, đôi khi còn phải chịu thiệt. Ông có thể cho biết quan điểm về vấn đề này? 

– Đúng là có nhiều người tò mò, không tin khi Phúc Sinh được các quỹ đầu tư nước ngoài “để mắt” tới. Tôi chỉ xin kể với bạn rằng, Phúc Sinh là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đi khắp thế giới đã 23 năm nay. Nhiều khách hàng khi làm việc với Phúc Sinh đều nói, họ cảm nhận về Phúc Sinh thật nhanh chóng, chuyên nghiệp, bài bản. Thực sự trước kia chỉ làm xuất khẩu, có nhiều chuyện trong kinh doanh tôi hay giữ cho riêng mình, nhưng khi làm hàng tiêu dùng, tôi muốn public hơn, muốn đẩy mạnh truyền thông hơn. 

Đặc biệt là khi tôi ra mắt 2 cuốn sách, rồi viết báo và trả lời phỏng vấn báo chí truyền hình, rất nhiều người cho biết qua các câu chuyện tôi chia sẻ, họ được truyền cảm hứng, được khích lệ sáng tạo và vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Vậy tại sao những bài học hay, kinh nghiệm quý chúng ta không nên chia sẻ? 

Trên trang cá nhân, tôi hầu như không bao giờ khoe những sở thích hoành tráng hay nói các câu chuyện sến sẩm. Tôi là dân kinh doanh nên thích những câu chuyện thực tế, cả chuyện thành công và chuyện thất bại. Những người trẻ đang khởi nghiệp, tôi nghĩ họ cần những bài học đó.

Ông Phan Minh Thông cho biết, Tập đoàn Phúc Sinh là một trong những doanh nghiệp tiên phong triển khai các sáng kiến phát triển bền vững trong nông nghiệp.

Nhìn vào Phúc Sinh bây giờ, nhiều người cảm thấy mọi thứ có vẻ thật dễ dàng, nhưng đó là kết quả mà chúng tôi đã vất vả gây dựng trong suốt 23 năm qua. Và để có được những trái ngọt của ngày hôm nay, chúng tôi phải xây dựng một hệ thống hoàn toàn minh bạch. Khi bạn làm ăn minh bạch, mọi thứ rõ ràng qua số hoá, con người thì chỉ cần bạn “show” những thứ đó ra, khách hàng sẽ dễ dàng nhận thấy bạn khác biệt với những người khác. 

Mấu chốt ở đây là kể cả khi chưa có các quỹ đầu tư rót vốn, Phúc Sinh vẫn làm các dự án phát triển bền vững, tài trợ rất nhiều dự án cho nông dân ở những vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu. 15-16 năm trước, chúng tôi đã đầu tư 250.000 USD cho một dự án phát triển cà phê bền vững ở Tây Nguyên. Thời đó số tiền ấy vô cùng lớn, nếu ngày ấy đi mua đất thì phải được 5 mảnh, tương đương 5 triệu USD bây giờ. 

Chúng tôi đã và vẫn đang làm, là bởi điều đó mang lại lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp chứ không phải để khoe khoang, lấy thành tích. 

Người ta nghi ngờ cũng đúng thôi, vì đã từng có chuyện một số quỹ đầu tư vào dự án nông nghiệp, ban đầu rất tốt, nhưng khi quỹ rút vốn ra thì dự án lại mờ nhạt dần và “chết yểu”. 

Tại Sơn La, hiện nay Tập đoàn Phúc Sinh đã xây dựng được mối liên kết với nhiều hộ nông dân để cung cấp cà phê Arabica nguyên liệu cho nhà máy Phúc Sinh Sơn La.

Như ông từng khẳng định, phát triển bền vững là yêu cầu, nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp. 16 năm nay ông đã đi theo con đường đó. Cụ thể Phúc Sinh đã làm những gì, thưa ông?

– Chúng tôi đã làm việc với hàng trăm, hàng ngàn hộ nông dân trồng cà phê để tư vấn, hướng dẫn bà con canh tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đất đai không bị bạc màu, nhiễm dư lượng hoá chất. Hoặc nếu phải dùng thuốc bảo vệ thực vật thì đảm bảo thời gian cách ly như thế nào, duy trì vi sinh vật trong đất ra sao? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng dẫn bà con bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khoẻ chính họ trong quá trình canh tác trồng trọt, nhưng đồng thời hoa trái họ làm ra cũng phải đảm bảo an toàn từ khâu thu hái đến sơ chế, cho tới khi tới tay người tiêu dùng. 

Nhưng với các hãng cà phê không có nhà máy sản xuất, không có nhà máy rang xay thì phát triển bền vững sẽ trở thành bài toán nhiều thách thức. 

Giá điện tăng, người chăn nuôi vừa tái đàn sau lũ kêu trời

Khi có thêm các khoản tiền đầu tư từ quỹ ngoại, ông dự định sẽ làm gì? 

– Chắc chắn chúng tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Ví dụ trước đây làm với 500 hộ nông dân, thì bây giờ sẽ là 1.000 – 2.000 hộ nông dân và ở khắp các vùng nguyên liệu cà phê ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Trước mắt, chúng tôi sẽ triển khai tại Sơn La. Trước kia Phúc Sinh mới thực hiện được khoảng 1.900ha cà phê bền vững, thì tới đây sẽ phấn đấu tăng lên 4.000ha; tiếp đó sẽ là các vùng cà phê ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, với rất nhiều hộ nông dân được tham gia tập huấn, nâng cao trình độ. 

Đặc biệt với nguồn vốn tài trợ từ quỹ ngoại, Phúc Sinh sẽ bắt tay vào xây nhà máy mới ở Đắk Nông. Toàn bộ ekip phục vụ cho vùng cà phê phát triển bền vững đó sẽ được hưởng lợi, đặc biệt là nông dân. 

Khi mọi thứ mở rộng hơn, ông sẽ làm thế nào để đảm bảo các vùng nguyên liệu vận hành như ý và liên kết bền vững với bà con nông dân?

– Quả thật trong quá trình sản xuất kinh doanh, thách thức lớn nhất của chúng tôi chính là khi làm việc với các hộ nông dân. Trước Phúc Sinh, đã có rất nhiều doanh nghiệp thất bại khi làm việc với nông dân trong mọi ngành như mía đường, lúa gạo…, và chúng tôi nhận thấy phải tìm ra con đường riêng cho mình. 

Theo đó, chúng tôi tuyển dụng những chuyên gia tận tâm, kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, dĩ nhiên điều này vô cùng tốn kém. Tiếp đó là làm việc với chính quyền địa phương. Điều may mắn là khi chúng tôi chia sẻ về mục tiêu, cách làm, chính quyền địa phương rất ủng hộ, cho chúng tôi mượn hội trường để tập huấn cho nông dân. Đầu tiên làm thử ở quy mô nhỏ, khi thành công rồi thì chính bà con nông dân lại giới thiệu với nhau. Cứ như thế, câu chuyện Phúc Sinh làm nông nghiệp bền vững được nhân lên, thu hút hàng nghìn hộ nông dân tham gia.  

Thất bại rồi thành công, rồi lại thất bại. Làm nhỏ thì bao giờ cũng dễ thành công hơn, chưa kể chúng tôi còn phải đối mặt với diễn biến giá cả thất thường của thị trường và cũng có không ít trường hợp phá vỡ cam kết với chúng tôi. 

Chỉ có một cách là cứ kiên trì đi tiếp, cần có niềm tin và có tiền nữa. Lúc đó niềm tin không phải ở ông Tổng giám đốc nữa, mà phụ thuộc vào những người sản xuất trực tiếp trên cánh đồng. 

Một lần nữa tôi muốn nói rằng, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của thế giới, không theo thì chúng ta sẽ bị lạc hậu, bị loại khỏi cuộc chơi. Và điều tôi muốn ưu tiên trong 5 năm tới sẽ là phát triển mạnh mẽ thương hiệu K Coffee để mọi người đều được uống cà phê ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm với các tiêu chí phát triển bền vững. Hiện, ở Việt Nam duy nhất chỉ có K Coffee đang được gắn mác RA (Rain Alliance – Bộ quy tắc thực hành phát triển bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển vững trên toàn cầu). 

Xin cảm ơn ông! 

Minh Huệ (thực hiện)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Loạt DN Nhà nước vượt kế hoạch 2024: Tập đoàn lớn nhất Việt Nam thiết lập kỷ lục lợi nhuận 48.900 tỷ, Vietnam Airlines và ACV báo lỗ quý 4?

Các doanh nghiệp nhà nước đã họp tổng kết năm và đưa ra con số kết quả kinh doanh ước tính năm 2024.

Tiếp tục đọc

Cận Tết, thị trường xuất hiện động thái “đi trước đón đầu”, nhà đầu tư liên tục tìm kiếm đất nền sổ đỏ quanh dự án lớn

Các lô đất sổ đỏ nằm cận kề dự án khu đô thị quy mô lớn tiếp tục được nhà đầu tư săn đón trong bối cảnh nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm.

Tiếp tục đọc

Người Mỹ thu nhập thấp vẫn chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Mỹ đã giảm bớt phần nào, nhưng người Mỹ có thu nhập thấp vẫn phải chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay