Samco sắp lắp ráp xe buýt điện, không cạnh tranh với xe điện VinBus

Samco sắp lắp ráp xe buýt điện, không cạnh tranh với xe điện VinBus

Thông tin được tiết lộ trong sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn diễn ra ngày 26/11.

Lãnh đạo Samco tiết lộ, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu kinh doanh, sản xuất lắp ráp dòng xe điện trong năm nay.

Dự kiến dải sản phẩm ban đầu sẽ là xe buýt điện, xe điện phục vụ cho du lịch… Các dòng xe điện Samco phát triển không cạnh tranh trực tiếp với dải sản phẩm của ô tô VinFast.

Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) thành lập năm 2004, đến nay trở thành doanh nghiệp lớn của TP. HCM với 28 công ty thành viên và hơn 5.000 lao động.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8 – 10%, nộp ngân sách nhà nước tăng từ 700 tỷ đồng 2005 lên đến gần 1.000 tỷ đồng năm 2024.

Hãng Bảo Yến Bus sử dụng phương tiện chạy bằng CNG do Samco chế tạo. Ảnh minh họa.

Tính đến cuối tháng 6/2024, Samco đã đầu tư vào 16 công ty liên doanh liên kết, lớn nhất là liên doanh Mercedes Benz Việt Nam (MBV).

Trong đó Samco chiếm 30% vốn điều lệ và Tập đoàn Đức Mercedes-Benz AG Group nắm 70% vốn còn lại.

Ngoài sản xuất xe buýt hạng trung, Samco đang vận hành đội xe 391 xe buýt, phục vụ trên 22 tuyến vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM, 267 xe khách liên tỉnh.

Samco cũng là hãng vận tải tiên phong trong việc sử dụng phương tiện xe buýt “xanh” sử dụng nhiên liệu khí ga thiên nhiên CNG không gây ô nhiễm môi trường.

Tại Việt Nam, hiện duy nhất VinBus là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vingroup đang khai thác một số tuyến xe buýt ở Hà Nội và TP.HCM bằng xe buýt điện.

Xe buýt điện VinBus là sản phẩm do công ty VinFast chế tạo tại nhà máy ở Hải Phòng, được đánh giá cao về chất lượng xe và dịch vụ. Tuy nhiên giá thành sản phẩm tương đối cao.

Theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải”, lộ trình chuyển đổi phương tiện phải đạt 100% xe buýt dùng điện, năng lượng xanh vào năm 2035.

Về phương diện sản xuất, đến nay các hãng ô tô Việt Nam đã tự chủ sản xuất và cung ứng gần như 100% nhu cầu xe buýt trong nước, số lượng nhập khẩu không đáng kể.

Tính đến 20/11/2024, cả nước chỉ nhập khẩu 390 xe chở người trên 9 chỗ ngồi (xe buýt và mini buýt), phần lớn là dòng xe 16 – 19 chỗ của thương hiệu GAZ nhập khẩu từ Nga.

Lam Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: CBTT kết quả KD quý 2 năm 2025

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thông báo kết quả KD quý 2 năm 2025  như sau:

Tiếp tục đọc

HPG: Đạt lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, nâng sản lượng HRC lên 9 triệu tấn

Quý 2/2025, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 36 nghìn tỷ đồng doanh thu và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đạt doanh thu hơn 74 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.600 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 23% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Nga gióng hồi chuông cảnh báo với Tổng thống Putin về một vấn đề sống còn dân tộc, còn dai dẳng hơn xung đột Ukraine và lệnh trừng phạt

Kinh tế Nga đang đứng trước một thách thức dài hạn có thể kéo dài hơn cả cuộc xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đó là khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay