Sang năm 2025, quy định về bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi? Mức tiền cao nhất người lao động được nhận là bao nhiêu?

Sang năm 2025, quy định về bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi? Mức tiền cao nhất người lao động được nhận là bao nhiêu?

Năm 2025, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, để có thể được nhận trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

Trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

– Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng hạn (trong 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động).

– Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm mới.

Không tính cho trường hợp người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, phạt tù; chết; bị đi xuất khẩu lao động,…

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp/tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp bị giới hạn mức tối đa như sau:

– Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng

– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:

Mức hưởng tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được tính như sau:

Hướng dẫn tra cứu tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người đó.

Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bị giới hạn ở mức sau:

– Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất = 20 tháng lương cơ sở

– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất = 20 tháng lương tối thiểu vùng

Để biết chính xác mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình, người lao động có thể tra cứu theo hai cách sau:

Cách 1: Xem quá trình đóng tại Trang thông tin điện tử của BHXH Việt Nam

Link tra cứu: https://baohiemxahoi.gov.vn/tr…

 Cách 2: Xem thông tin quá trình đóng trên ứng dụng VssID

Cách xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người đó. Cụ thể:

– Cứ đóng đủ 12 đến 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.

– Cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp

– Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa: Không quá 12 tháng.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng mà có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được bảo lưu để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng hưởng.

Ví dụ 1: Anh A có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 50 tháng thì khi nghỉ việc, anh A sẽ được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương 48 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và được bảo lưu 2 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng sau.

Ví dụ 2: Chị B đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc là 05 triệu đồng/tháng.

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của chị B được xác định như sau:

– 36 tháng đầu tiên, chị B được hưởng 03 tháng trợ cấp.

– 12 tháng tiếp theo, chị B được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

– 4 tháng dư còn lại, chị B được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, chị B sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng như sau:

Tiền trợ cấp thất nghiệp/tháng = 5 triệu đồng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Triển vọng năng lượng năm 2025 và 10 câu hỏi lớn

Trong báo cáo Triển vọng năng lượng năm 2025 được công bố hôm thứ năm, các nhà phân tích của Jefferies đã nêu bật mười câu hỏi quan trọng định hình bối cảnh năng lượng toàn cầu, được thúc đẩy bởi các thay đổi về chính sách, động lực thị trường và các yếu tố địa chính trị.

Tiếp tục đọc

Vinachem: Loạt dự án phân đạm từ thua lỗ đến có lãi

Từ những dự án thua lỗ, yếu kém nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các dự án được tái cơ cấu đã kinh doanh có lãi, góp phần cho Vinachem gặp đạt mức doanh thu cao trong lịch sử.

Tiếp tục đọc

Lạnh giá kéo dài khiến dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất

Số liệu mới nhất cho biết dự trữ khí đốt tại châu Âu hiện chỉ đạt 70% công suất, giảm mạnh so với mức 86% cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá kéo dài.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay