Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống mức 0-2%

Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống mức 0-2%

Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống còn từ 0% đến 2% trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

Theo The Straits Times, quyết định trên được Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đưa ra vào sáng ngày 14/4 trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia này tăng trưởng 3,8% trong quý 1/2025, thấp hơn so với mức 5% của quý 4/2024.

“Sự chậm lại trong tăng trưởng là do sự suy giảm trong sản xuất chế tạo, cũng như một số lĩnh vực dịch vụ như tài chính và bảo hiểm,” The Straits Times trích thông báo của MTI. Đồng thời, MTI nhận định rằng Singapore bị “ảnh hưởng tiêu cực” do chính sách thuế quan mà Mỹ áp đặt, cũng như căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc ngày càng leo thang.

Cũng trong sáng 14/4, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã hạ dự báo lạm phát toàn phần năm 2025 của quốc gia này xuống mức trung bình 0,5 – 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là 1,5 – 2,5%.

Tương tự, lạm phát lõi (không bao gồm giá nhà ở và phương tiện giao thông cá nhân) cũng được hạ dự báo xuống còn 0,5 – 1,5% trong năm 2025, giảm so với mức 1 – 2% được dự báo vào tháng 1.

“Chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy đáy của chu kỳ suy giảm. Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính do các thông báo thuế quan từ Mỹ trong tháng 4 đã giáng đòn mạnh vào tâm lý đầu tư và tiêu dùng, và hệ quả thực tế sẽ lan rộng trong những tháng tới,” chuyên gia kinh tế Selena Ling từ OCBC chia sẻ với The Straits Times.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của nước này xuống còn 0 – 2%. Ảnh: Straits Times

Vào ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với với toàn bộ đối tác ngoại trừ Trung Quốc. Cụ thể, thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn áp thuế cơ bản 10% còn mức thuế đối ứng cao hơn sẽ hoãn 90 ngày để các bên tiếp tục đàm phán.

Trên thực tế, mức thuế đối ứng mà Singapore phải chịu vẫn ở mức 10%, thấp hơn so với những quốc gia thành viên ASEAN khác. Campuchia bị áp thuế đối ứng lên đến 49%, tiếp theo là Lào (48%), Việt Nam (46%) và Myanmar (44%). Trong khi đó, Thái Lan bị áp thuế 36%, Indonesia 32%, Brunei và Malaysia đều ở mức 24%, Philippines 17%. Tuy nhiên, Chính phủ Singapore vẫn phản đối mạnh mẽ mức thuế đối ứng 10% đến từ Nhà Trắng.

“Chúng tôi vô cùng thất vọng trước động thái này của Mỹ, đặc biệt là khi xét đến tình hữu nghị lâu dài và sâu sắc giữa hai quốc gia. Đây không phải là cách mà những người bạn đối xử với nhau,” ông Wong phát biểu trước Quốc hội sáng ngày 8/4.

Thủ tướng Lawrence Wong cũng bày tỏ quan ngại về khả năng các doanh nghiệp sẽ rút khỏi Singapore để chuyển sang Mỹ nhằm tránh bị đánh thuế, điều này có thể gây ra tình trạng mất việc làm và sa thải hàng loạt trong nước.

“Chính phủ sẽ làm tất cả những gì có thể để điều hướng qua giai đoạn sóng gió này và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau,” Thủ tướng Lawrence Wong cam kết.

Tùng Dương-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

FIR: Ghi nhận lợi nhuận ‘tăng đột biến’

Sau thời gian dài đối mặt với khó khăn chung của thị trường bất động sản, CTCP Địa ốc First Real (HOSE: FIR) đã chứng minh khả năng phục hồi mạnh mẽ với lợi nhuận tăng đột biến và tình hình tài chính được cải thiện đáng kể.

Tiếp tục đọc

EIB: Chủ tịch Eximbank: ’Trong nguy có cơ, 2025 sẽ đem lại cơ hội cho ngành ngân hàng’

Dù đối diện với nhiều thách thức, song Chủ tịch HĐQT Eximbank Nguyễn Cảnh Anh đánh giá trong nguy có cơ. Năm 2025 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngân hàng, đặc biệt là những đơn vị quản trị rủi ro hiệu quả, chuyển đổi số đúng bản chất.

Tiếp tục đọc

ĐHCĐ DNP Holding: Mục tiêu gần 9.700 tỷ đồng doanh thu, ưu tiên đầu tư hạ tầng và nước sạch ĐBSCL

Các mảng kinh doanh cốt lõi như nước sạch, môi trường, hệ sinh thái ngành nước và gia dụng tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay