STK: Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

STK: Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.

Lãnh đạo Sợi Thế Kỷ chia sẻ. Ảnh: M.H

Nhu cầu phục hồi nửa cuối năm, kỳ vọng mùa World Cup 2026

Sáng ngày 28/3, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã: STK) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Ông Đặng Triệu Hòa, Tổng Giám đốc báo cáo năm 2024 hoạt động kinh doanh của Sợi Thế Kỷ tiếp tục khó khăn do cầu yếu đối với hàng quần áo, giày dép ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản; xung đột vũ trang làm tăng rủi ro gián đoạn hậu cần và tăng chi phí vận chuyển; áp lực giảm giá từ các thương hiệu thời trang và đối thủ cạnh tranh…

Theo đó, doanh thu thực hiện đạt 1.210 tỷ đồng, giảm 15% so với thực hiện 2023 và đạt 44,8% so với kế hoạch. Lợi nhuận ròng 12,4 tỷ đồng, giảm 86% so với 2023 và chỉ đạt 4,1% dự báo của ban lãnh đạo đưa ra đầu năm.

Ông Hòa cho biết bên cạnh bối cảnh chung thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư nhà máy Unitex nên phải gánh chi phí tài chính lớn, bao gồm lãi vay và tỷ giá. Tuy nhiên, các khó khăn vào cuối năm 2024 dần được giải quyết. Dự án nhà máy Unitex đi vào hoạt động thương mại, mở rộng công suất thêm 60% lên 99.300 tấn/năm.

Mặt khác, nhiều yếu tố củng cố cho khả năng nhu cầu phục hồi trong nửa cuối 2025. Đó là hàng tồn kho của các thương hiệu thời trang đang trên đà tích trữ thêm và nhu cầu đối với hàng may mặc, giày dép dang dần phục hồi ở các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU; khách hàng trực tiếp phát tín hiệu mạnh mẽ hơn về khả năng đặt hàng với khối lượng lớn; ngày càng nhiều thương hiệu thời trang làm việc trực tiếp với công ty để tìm hiểu khả năng mua hàng trực tiếp hoặc chỉ động là nhà cung cấp gián tiếp.

Đặc biệt, ông Hòa nhấn mạnh sự kiện World Cup 2026 sẽ thúc đẩy nhu cầu về quần áo thời trang thể thao. Trong chuỗi cung ứng thì các khâu sợi và dệt sẽ phải thực hiện trong năm 2025 (quý II và III) để sau đó may mặc, vận chuyển, phân phối vào mùa. Doanh nghiệp chủ động giảm giá để thu hút thêm đơn hàng khi nhu cầu đang phục hồi.

Theo đó, năm nay, lãnh đạo Sợi Thế Kỷ kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi mạnh. Doanh thu dự báo gấp 2,7 lần lên 3,270 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 25 lần lên 309,8 tỷ đồng. Dù vậy, cũng phải nhắc lại rằng trong 3 năm gần đây, doanh nghiệp đều thực hiện thấp hơn dự báo, đặc biệt là 2023 và 2024, tỷ lệ đạt được rất thấp.

Chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 45% cho 2024

Trong năm 2024, Sợi Thế Kỷ có kế hoạch chia trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% cho năm 2023. Công ty đã nộp hồ sơ xin trả cổ tức lên UBCKNN. Tuy nhiên, do hồ sơ phát hành riêng lẻ còn chưa thực hiện xong nên công ty chưa thể trả cổ tức 2023 bằng cổ phiếu như dự kiến. Còn hồ sơ chào bán riêng lẻ đang chờ được UBCKNN phê duyệt.

Do vậy, tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, HĐQT trình hủy phương án chia cổ tức cổ phiếu năm 2023 tỷ lệ 15%. Thay vào đó, công ty sẽ trả cổ tức cổ phiếu năm 2024 tỷ lệ lên đến 45%.

Phương án chia cổ tức 2024 sẽ được thực hiện sau khi phương án chào bán riêng lẻ 13,5 triệu cổ phiếu hoàn tất. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành trả cổ tức là 49,56 triệu đơn vị. Vốn điều lệ sẽ tăng lên 1.597 tỷ đồng.

Thảo luận:

Giảm giá để lấp đầy công suất khi Unitex đi vào hoạt động

Kế hoạch 2025 khá tham vọng, năm 2024 cũng tham vọng nhưng không đạt được, ban lãnh đạo chia sẻ rõ hơn dựa trên cơ sở nào?

Ông Đặng Triệu Hòa: Sợi Thế Kỷ xây dựng kế hoạch doanh thu 3.270 tỷ dựa trên công suất 60.000 tấn/năm, trong đó có 35% từ Unitex và 65% từ Sợi Thế Kỷ. Công suất của Unitex tính trên 2 quý cuối năm do đợi giấy phép hoạt động. Mảng tái chế đóng góp 60% trong tổng doanh thu, sản lượng khoảng 55% trong tổng sản lượng.

Kết quả kinh doanh quý I như thế nào?

Ông Đặng Triệu Hòa: Doanh thu dự kiến khoảng 380 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp hơn 20% (lợi nhuận gộp hơn 76 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế chưa có số liệu tuyệt đối nhưng dự kiến tăng mạnh. Tuy nhiên, kết quả này thể hiện là quý I/2024 xấu quá nên tăng mạnh chứ không phải Sợi Thế Kỷ thực sự tốt hơn.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý I đang tốt hơn so với quý IV/2024 nhưng không bao nhiêu. Tôi kỳ vọng quý II và III trở đi sẽ khởi sắc rõ hơn.

Chia sẻ rõ hơn về chiến lược chủ động giảm giá sợi tái chế để thu hút đơn hàng?

Ông Đặng Triệu Hòa: Cách đây mấy năm, sợi tái chế là mặt hàng đặc biệt nhưng hiện nay STK coi sản phẩm này là mặt hàng đại trà nên có chiến lược giảm giá để lấy thêm đơn hàng, lấp đầy công suất 3 nhà máy. Quý I/2025, biên lợi nhuận của Sợi Thế Kỷ có thể đạt trên 20% với điều kiện đã giảm giá một số mặt hàng sợi tái chế thông thường.

Ban lãnh đạo chia sẻ về áp lực cạnh tranh, đặc biệt là với sợi Trung Quốc? qua 3 tháng đầu năm, áp lực cạnh tranh thế nào?

Ông Đặng Triệu Hòa: Cạnh tranh là chuyện không thể nào tránh được. Chiến lược Sợi Thế Kỷ trong 2023 và 2024 là chưa đi vào cạnh tranh trực diện với đối thủ. Song, từ 2025, STK thay đổi chiến lược, cạnh tranh trực diện. Đối thủ của Sợi Thế Kỷ gồm doanh nghiệp FDI, trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp FDI thì đối thủ lớn nhất là Formosa và tương lai có thể có thêm một đối thủ đến từ Đài Loan. Bên cạnh chất lượng và phục vụ, Sợi Thế Kỷ cạnh tranh bằng giá tốt hơn và sản phẩm mới.

Với doanh nghiệp sợi trong nước, Sợi Thế Kỷ có lợi thế nhiều hơn về chất lượng. Trước đây, công ty không cạnh tranh nhưng với nhà máy Unitex đi vào hoạt động, trong trường hợp cần thiết, công ty sẽ chọn lọc để lấy một số ở phân khúc thấp hơn để lấp đầy công suất.

Với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn bán phá giá và bán ngày càng quyết liệt. Chuyện này ảnh hưởng nhiều đến ngành dệt ở các nước khác. Dù vậy, phân tích kỹ hơn thì Trung Quốc cạnh tranh về giá nhưng sản phẩm đại trà, nên Sợi Thế Kỷ lấy mặt hàng đặc biệt, tăng cường nghiên cứu sản phẩm mới để cạnh tranh.

Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua nội dung HĐQT trình.

Mỹ Hà-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VASEP đề xuất giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với mặt hàng thủy sản từ Mỹ

Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng, đề xuất giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hoá là thủy sản được nhập khẩu từ Mỹ.

Tiếp tục đọc

Giữa “sóng” giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp phản ánh lãi suất vay còn cao

Khảo sát đánh giá mức lãi suất vay của ngân hàng hiện nay ghi nhận kết quả lãi vay vẫn còn cao - đây là cơ sở để các doanh nghiệp kiến nghị xem xét giảm giá cho vay tín dụng...

Tiếp tục đọc

Đồng USD sụt giảm mạnh do lo ngại từ chính sách thuế mới của Mỹ

Đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng giữa lúc thị trường toàn cầu rúng động bởi thông tin Mỹ công bố mức thuế quan mới với tất cả các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay