SUY NGẪM VỀ LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO HIỆN NAY (Viết ngày 2/6/2021)
Đằng sau mỗi cổ phiếu là một doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận xứng đáng với giá cổ phiếu. Đằng sau mỗi bất động sản là một người mua có khả năng chi trả hoặc một chủ sở hữu có khả năng khai thác. Đằng sau mỗi trái phiếu là một chủ nợ có khả năng trả được nợ. Đằng sau mỗi đồng coin là một start up giải quyết một vấn đề xã hội rõ ràng.
Nếu bỏ qua tất cả các yếu tố này thì đầu tư cái gì cũng như nhau, đơn giản chỉ là lợi nhuận.
Một câu châm ngôn tưởng chừng như hiển nhiên : “Có làm thì mới có ăn”. Nhưng câu châm ngôn này dường như lại không còn đúng trong bối cảnh hiện tại khi mà rất nhiều người đang không thể làm việc hoặc làm việc với một công suất rất thấp nhưng thị trường các loại tài sản lại đang hưng phấn chưa từng có.
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng khiến tiền in ra tràn ngập mọi ngóc ngách. Thống kê cho thấy vẫn còn rất nhiều tiền đang tìm chỗ trú:
Hình 1: Lượng tiền mặt chờ đầu tư của NĐT cá nhân và NĐT tổ chức tại Mỹ
Môi trường đầu tư chưa từng có tiền lệ Một câu hỏi phổ biến hiện tại : “Giá tài sản còn tăng đến bao giờ ? Thị trường có thể sụp đổ hay không ?”
Trước hết hãy nhìn vào lượng tiền mặt đã và vẫn còn đang được bơm ra. Có rất rất nhiều tiền mặt ! Sau khi thị trường cổ phiếu, bất động sản, tiền số và cả trái phiếu đã bùng nổ trên quy mô toàn cầu thì vẫn còn rất nhiều tiền mặt !
Môi trường đầu tư hiện nay có lẽ là chưa từng có tiền lệ cho tất cả các NÐT, môi trường này có một số đặc tính nổi trội sau:
- Rất khó để đưa tiền vào sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh .
- Không thể tăng tiêu dùng khi các dịch vụ bị đóng cửa .
- Ðể tiền gửi cũng vô lý vì lãi suất quá thấp
- Tiền gần như miễn phí: Môi trường lãi suất = hoặc chưa bao giờ thấp đến thế + thanh khoản rất dồi dào.
Nếu giờ có một nơi vừa chơi vui vẻ được không lo dịch bênh, vừa kiếm ra tiền được thì hầu hết chúng ta đều muốn. Ở nhà quá bí bách, quá bế tắc nếu không có gì làm.
Tất cả điều này dẫn đến toàn bộ dòng tiền không thể tiêu dùng, không thể đầu tư sản xuất kinh doanh và cả dòng tiền khổng lồ từ vay nợ dễ dàng chỉ còn một nơi để chảy. Ðó là thị trường tài chính !
Ðiều này dẫn tới một bối cảnh thị trường một lần nữa cũng chưa từng có tiền lệ:
- Số đông là người chiến thắng .
- Ðầu tư rất vui, rất giải trí, rất dễ dàng, rất relaxing .
- Thị trường tài chính có thể lái như cách Bitcoin hay Gamestop .
- Ðầu tư vào giá trị lỗi thời, đầu tư lãi cao lên ngôi Ðó là một môi trường lí tưởng cho sự đầu cơ lên ngôi.
Không cần quan tâm đến đằng sau khoản đầu tư là cái gì, chỉ cần nhìn lợi nhuận ngay trước mắt nếu không nhanh có thể chậm chân.
Sự phức tạp lên cao khi dòng tiền dồi dào tạo ra sự lạm phát rất lớn về giá tài sản.
Những người không quan tâm đến đầu tư giờ cũng buộc phải quan tâm nếu không muốn bỏ lại. Sự phân hóa giàu nghèo tăng cao khi những người lao động phổ thông không có tài sản hoặc những người sản xuất kinh doanh ngày càng chật vật trong khi NÐT tài chính ngày càng giàu có. Quan hệ “có làm thì mới có ăn” đang bị đảo ngược.
Cuộc vui này sẽ có ngày kết thúc bởi nó xây dựng trên một mối quan hệ không bền vững. Cái khó bây giờ là ai cũng muốn mình là người cuối cùng rời cuộc vui. Thị trường đã từ giai đoạn High risk high return chuyển sang giai đoạn High risk Low Return sau khi các loại tài sản đều đã tăng phi mã.
Bao giờ thị trường sụp đổ ?
Câu hỏi này đang khá phổ biến trên google không chỉ với NÐT Việt Nam mà cả NÐT toàn cầu. Nếu nhìn vào Hình 1, chúng ta thấy ngày càng nhiều NÐT tổ chức rút ra khỏi thị trường và ngày càng nhiều NÐT cá nhân tham gia. Ở thị trường Việt Nam, chúng ta cũng nhìn thấy NÐT nước ngoài bán ròng ròng rã. Ðiều này khá dễ hiểu khi (1) khối lượng tiền tổ chức là rất lớn cần đủ thời gian để cash out và (2) định giá đã ở mức cao dù theo bất kỳ phương pháp nào.
Lượng tiền chờ này đang chờ bắt đáy khi thị trường điều chỉnh ? Câu trả lời là chưa chắc vì nên nhớ dòng tiền sản xuất kinh doanh, dòng tiền tiêu dùng đang tắc nghẽn đang đổ về thị trường tài chính rất nhiều. Khi kinh tế tái mở cửa, dòng tiền này sẽ quay về đúng chức năng của nó.
Một dòng tiền khổng lồ khác là dòng tiền vay nợ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào động thái của FED và các ngân hàng TƯ. Câu chuyện rút bớt tiền bơm đang ngày càng trở nên nóng hổi khi lạm phát ngày càng rõ nét.
Khi dòng tiền tiêu dùng, dòng tiền sản xuất kinh doanh và dòng tiền vay nợ rời khỏi thị trường tài chính, đó có thể là khi cuộc vui kết thúc. Nói cách khác bad news phong tỏa lại là tin tốt còn good news reopening có thể lại là tin xấu.
Một NÐT trung bình nên làm gì ?
1. Nhìn lại đằng sau mỗi khoản đầu tư của mình là gì?
Nếu cho rằng đầu tư giá trị đã lỗi thời thì đó là quan điểm rất nguy hiểm trong hiện tại. Những khoản đầu tư sẽ phù hợp để thắt dây an toàn trong giai đoạn này nên có một số tính chất sau:
- Hoặc Happy để ôm dài hạn dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Ðó có thể là bất động sản tốt hoặc cổ phiếu các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nổi trội và khả năng chuyển chi phí cho người tiêu dùng.
- Hoặc phù hợp với chu kỳ. Thế nào là phù hợp với chu kỳ mình đã viết về vấn đề này nhiều. Chúng ta đang ở chu kỳ lạm phát và lãi suất lên, thanh khoản sẽ giảm dần. Việc tái mở cửa khá lộn xộn gây nên tình trạng Supply crunch (thiếu hụt hàng hóa). Tình trạng này sẽ kích hoạt lạm phát cũng như dòng tiền chuyển về sản xuất kinh doanh. Khi hiệu ứng rút tiền khỏi thị trường tài chính xảy ra, tình trạng thừa tiền có thể sớm trở thành Liquidity Crunch (thiếu hụt thanh khoản). Các bạn có thể xem thêm về lịch sự cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm mình chia sẻ dưới dây để hiểu về liquidity crunch.
Tài sản để phù hợp với chu kỳ này là vàng, các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào như kim loại công nghiệp, vật liệu xây dựng, dầu khí… (tất nhiên là nhóm doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, ít nợ), bất động sản tốt. Nếu bạn thích xổ số, các đồng tiền số có thị trường rõ ràng và vốn hóa đủ lớn có thể là một lựa chọn để bỏ một phần nhỏ tài sản vào khi mà có sales off. Vàng sẽ tốt hơn tiền rất nhiều cho phần tài sản lỏng và cũng là tài sản trú ẩn rất tốt khi tiền rút ra khỏi các thị trường đầu cơ.
2. Ða dạng hóa danh mục giảm sốc: Vấn đề này mình đã có chia sẻ tại đây
3. Xây dựng con đường cho riêng mình: Ðó là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất. Ðầu tư là quá trình khám phá xây dựng tư duy logic của bản thân phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của mình. Việc thi đua, FOMO là không cần thiết. Cứ vài năm list các doanh nghiệp lớn lại xáo trộn cả. Xã hội liên tục thay đổi, chúng ta chỉ nên focus vào phần việc mình có thể kiểm soát được.
4. Thận trọng với vay nợ: về lí thuyết khi lạm phát cao mà đi vay thì hiệu quả bởi lạm phát làm tiền mất giá nên phần gốc lãi phải trả sẽ ít đi. Ðấy là cái mà các ngân hàng TƯ hướng đến trong bối cảnh tràn ngập nợ. Nhưng hãy thận trọng ! Với NÐT cá nhân, quan trọng nhất việc sử dụng vốn vay phải an toàn và hiệu quả vì thị trường đang tiến vào khu vực High risk low return rồi.
5. Cẩn thận với lạc quan tếu: Số liệu đến hiện tại cho thấy còn rất nhiều thách thức cần vượt qua:
- Chưa thấy dấu hiệu bùng nổ FDI (so với sự bùng nổ FDI của Ấn Ðộ kể cả trong dịch bệnh). Chất lượng FDI vẫn khá thấp, các hợp đồng lớn chủ yếu là ngành điện khí, một ngành chống thoái trào của dầu khí hơn là xu hướng tương lai
- Ðầu tư công bị ảnh hưởng bởi nguyên vật liệu đội giá.
- Covid tăng trở lại ảnh hưởng đến sự hồi phục của tiêu dùng và dịch vụ. Rủi ro về sau trong cuộc đua vaccine khi mà các nước mở cửa trước sẽ tận hưởng sự bùng nổ của du lịch, dịch vụ và tiêu dùng trong khi các nước về sau sẽ chịu rủi ro lớn từ lạm phát.
Hi vọng tất cả những khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời và sẽ được giải quyết khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, bài học về sự lạc quan tếu khi gia nhập WTO vẫn còn đó.
6. Không gì tăng giá mãi, không ai có thể bảo đảm lợi nhuận cho bạn dù cho cơ quan/ cá nhân đó có uy tín đến đâu: Xem thêm lịch sử cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 dưới đây để hiểu thêm về điều này. Chúc tất cả may mắn và bình an !
—————————————-
Phần tiếp theo kể lại diễn biến lịch sử về cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm tại Mỹ. Bạn có thể bỏ qua nếu đã biết về nó.
13 năm trước Sau khi bong bóng Dot-com vỡ ở Mỹ vào năm 2021 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã nới lỏng chính sách tiền tệ để khôi phục kinh tế. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm đợt 11 từ 6,5% xuống còn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Ðiều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng. Giá nhà đất tại Mỹ theo đó tăng liên tục từ sau cuộc khủng hoảng Dotcom đến năm 2005.
Ðầu tiên, tín dụng chảy vào nhà đất nhờ các công ty cho vay cầm cố (tổ chức cho vay không phải ngân hàng nhận bất động sản làm tài sản bảo đảm). Các công ty này tận dụng sóng bất động sản để hốt được những món hoa hồng kếch xù bằng cách tìm thêm nhiều người mua nhà và kéo dài chu kỳ mua qua bán lại giá ngày càng tăng. Tuy nhiên, lượng vốn có hạn của các công ty cầm cố không thể tạo ra bong bóng nếu thiếu các tay chơi lớn hơn là các ngân hàng đầu tư.
Các ngân hàng đầu tư mua lại các khoản cho vay từ các công ty cho vay cầm cố để bơm tiền cho các công ty này đi cho vay tiếp. Các công ty cho vay cầm cố sau khi bán các khoản cho vay chất lượng tốt cho ngân hàng thì chấp nhận ngày càng nhiều rủi ro để cho vay các khách hàng kém chất lượng hơn.
Về phần mình, các ngân hàng đầu tư không cầm các khoản cho vay để nhận lãi không. Họ tạo ra các sản phẩm tài chính gọi là “nợ có thế chấp được bảo đảm”(MCO/ CDO) bản chất giống các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện nay và bán ra cho các NÐT cá nhân với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm. Số tiền bán MCO/ CDO lại được tái đầu tư mua các khoản cho vay chất lượng ngày càng thấp từ các công ty cho vay cầm cố và đóng gói các khoản vay này vào các sản phẩm CDO (tương tự các quỹ trái phiếu với một mớ hỗn độn không ai biết rõ có gì ở trong) và tiếp tục bán ra thị trường.
Hình 2: Bong bóng bất động sản hình thành trước khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra
Ðó là cách thị trường tài chính tạo ra dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản. Hậu quả của vòng quay tiền này là khi thị trường bất động sản đột ngột mất thanh khoản và đảo chiều giảm giá vì bị định giá quá cao thì bắt đầu lộ ra khả năng trả nợ yếu kém của người mua. Các khoản cho vay dưới chuẩn không có tài sản bảo đảm chết đầu tiên. Các khoản cho vay có tài sản bảo đảm tưởng như an toàn cũng bỗng chốc sụp đổ, đơn giản vì tài sản bảo đảm là bất động sản bị định giá quá cao và khi siết tài sản bảo đảm bán tháo thì không đủ trả gốc lãi khoản vay.
Lúc này, thị trường tài chính trở nên mất thanh khoản và hoàn toàn đổ vỡ vào năm 2008. Những tổ chức tuổi đời trăm năm tưởng chừng quá lớn không bao giờ phá sản đã phá sản như Lehman Brothers, Merill Lynch… Không ai còn tin ai để cho vay và tạo nên một trạng thái gọi là liquidity crunch (mất thanh khoản). FED sau đó đã nhảy vào và tung các gói QE bơm tiền ồ ạt để tạo thanh khoản. Thị trường phục hồi dần và lương tiền bơm ra tạo tiền đề cho lãi suất hạ trong 10 năm tiếp sau đó.
Hình 3: Bong bóng vỡ
Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 và câu chuyện China + 1 cũng xuất hiện tương tự như bây giờ. Một không khí lạc quan bao trùm về việc sẽ đón đại bàng và gia nhập nhóm các con hổ Châu Á. Chính sách tiền tệ được nới lỏng tạo nên cơn sốt chứng khoán năm 2007 trước khi thị trường sụp đổ bởi lạm phát năm 2008.
Giai đoạn này Việt Nam còn khá đóng so với thế giới, thị trường tài chính còn nhỏ và cơ bản không chịu nhiều ảnh hưởng từ thế giới. Tuy nhiên, khi lạm phát được kiểm soát vẫn có gói kích cầu được tung ra để kích thích kinh tế và tạo nên một cơn sốt nhà đất tại Hà Nội trước khi lạm phát tăng trở lại và thị trường đóng băng. Giai đoạn sau đó chứng kiến sự lên ngôi của kinh tế tư nhân tiến dần tới vị trí đầu tầu thay cho các Tập đoàn Nhà nước.
Bài học rút ra:
- Chả ai có thể đảm bảo lợi nhuận cho bạn cả: NÐT thích hưởng lãi và tin tưởng vào tên tuổi của các tổ chức lớn mà không tìm hiểu bản chất của khoản đầu tư, không đọc kỹ/ hiểu kĩ hợp đồng đã chịu lỗ nặng nề.
- Không gì tăng giá mãi: Chả có loại tài sản nào không thể rơi giá (dù nó hiếm như bất động sản) nếu yếu tố tăng giá xa rời yếu tố cơ bản. Cần phân biệt cái gì tăng phù hợp với yếu tố cơ bản và cái gì tăng do dòng tiền đầu cơ mà khi dòng tiền này bị rút đi thì giá sẽ hạ cánh về mặt đất.
- Thận trọng với vay nợ: Các cấu trúc đòn bẩy tài chính đặc biệt nguy hiểm.
- Lạc quan tếu rất nguy hiểm: Dotcom vỡ vì người ta tin rằng internet sẽ thay đổi cuộc sống loài người. Ðiều đó đúng nhưng không nhanh như tốc độ tăng giá chứng khoán. Gia nhập WTO đúng là tích cực, đời sống có được cải thiện nhưng không nhanh như NÐT chứng khoán tưởng tượng.
Nguồn: Leox.vn
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận