Tác động từ cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với kinh tế Trung Quốc và Australia

Tác động từ cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với kinh tế Trung Quốc và Australia

Cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc do thuế quan không chỉ tác động tới kinh tế Australia, mà còn có thể thúc đẩy Bắc Kinh thay đổi trong mô hình tăng trưởng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến ngày 16/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Thay vì đồng thuận với quan điểm phổ biến rằng kinh tế Australia sẽ bị tổn hại nặng nề, ông Huw McKay, cựu chuyên gia kinh tế của tập đoàn BHP lại có cái nhìn lạc quan thận trọng về sự ổn định của nhu cầu xuất khẩu tài nguyên của Australia.

Từ tình hình thực tế, ông McKay cho rằng Trung Quốc có thể hỗ trợ kinh tế nội địa thay vì cắt giảm nhập khẩu. Nguyên nhân là trong trường hợp Trung Quốc chịu tác động từ thuế quan, nước này có xu hướng tăng cường kích thích kinh tế trong nước. Khả năng đó đã được chứng minh trong thực tế cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dưới thời chính quyền Trump 1.0, khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở để duy trì ổn định kinh tế. Kịch bản này có thể sẽ tái diễn nếu căng thẳng thương mại leo thang và nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, nhu cầu các nguồn tài nguyên nhập khẩu từ Australia như quặng sắt, than đá có thể sẽ vẫn được duy trì. Tuy nhiên, ông McKay lưu ý rằng Trung Quốc đã đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dẫn đến tình trạng quá tải của thị trường bất động sản và nhu cầu suy giảm. Điều này khiến Bắc Kinh khó có thể lại tăng cường đầu tư hạ tầng như trước đây.

Đối với các ngành nghề khác nhau, ông McKay cho rằng chiến tranh thương mại với Mỹ có thể dẫn tới sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng của Trung Quốc. Ông McKay nhận thấy nếu Trung Quốc thay đổi cơ cấu kinh tế để chuyển sang mô hình tiêu dùng nội địa, các loại hàng hoá như đồng, lithium sẽ có triển vọng tốt hơn so với quặng sắt. Ông cho rằng việc tập trung vào tiêu dùng nội địa sẽ làm tăng nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng và phương tiện vận chuyển, dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với đồng và lithium – hai nguyên liệu quan trọng cho ngành năng lượng tái tạo và công nghệ. Ngược lại, nguyên liệu như quặng sắt, vốn chủ yếu phục vụ xây dựng và sản xuất thép, có thể chịu tác động từ nhu cầu suy giảm ở Trung Quốc.

Về giá quặng sắt, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra mức giá sàn trên thị trường quốc tế. Ông McKay cho rằng mặc dù nhu cầu quặng sắt từ Trung Quốc có thể giảm, giá vẫn giữ ở mức ổn định bởi các yếu tố cung/cầu khác, đặc biệt là từ chi phí sản xuất của các nhà khai thác toàn cầu. Các nhà sản xuất có chi phí cao hơn như Mineral Resources và một số nhà khai thác quốc tế sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh nếu giá quặng sắt xuống thấp, tạo ra mức giá sàn trên thị trường quốc tế.

Trên phương diện toàn cầu, ngoài tác động trước mắt, ông McKay còn cảnh báo về các ảnh hưởng dài hạn đến thương mại và năng suất. Nếu Mỹ thực hiện các biện pháp thuế quan khắc nghiệt, các công ty Trung Quốc có thể phải tìm cách “đi vòng” qua các nước thứ ba như Việt Nam, Malaysia hoặc Mexico để tránh mức thuế cao. Chiến lược này có thể làm tăng chi phí thương mại toàn cầu và gây thêm áp lực lên lạm phát. Điều này đặc biệt quan trọng với Australia, một quốc gia nhập khẩu ròng công nghệ, phụ thuộc vào dòng chảy công nghệ và lao động qua biên giới quốc tế để duy trì hiệu suất sản xuất.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh việc hạn chế thương mại sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, có thể kìm hãm sự đổi mới và giảm năng suất trong dài hạn. Do năng suất của Mỹ có vai trò then chốt đối với kinh tế toàn cầu, trong đó có Australia, việc suy giảm đổi mới từ Mỹ có thể kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực cho Australia.

Nhìn chung, quan điểm của ông McKay mang tính thận trọng nhưng cũng thực tế về ảnh hưởng của một cuộc chiến thương mại mới. Ông không cho rằng kinh tế Australia sẽ chịu “cú sốc” ngay lập tức nhưng vẫn cảnh giác trước các rủi ro dài hạn. Khả năng duy trì nhu cầu tài nguyên của Australia phần lớn phụ thuộc vào chiến lược kinh tế nội địa của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh chọn hướng phát triển tiêu dùng nội địa và giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kinh tế Australia có thể sẽ chuyển trọng tâm sang các tài nguyên như đồng và lithium thay vì chỉ phụ thuộc vào quặng sắt.

Hoàng Anh/Báo Tin tức (Theo afr.com)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay