Tâm lý thị trường thận trọng, cổ phiếu Hòa Phát gây chú ý sau tin vui

Tâm lý thị trường thận trọng, cổ phiếu Hòa Phát gây chú ý sau tin vui

Trong phiên hôm nay, dòng tiền đổ mạnh vào Hòa Phát đưa cổ phiếu tăng 0,9% lên 27.900 đồng/cp cùng lệnh mua áp đảo.

VN-Index tăng gần 2 điểm

Phiên giao dịch 10/12 nay khép lại với diễn biến thận trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức 1.272,07 điểm, giảm nhẹ 1,77 điểm, tương ứng mức giảm 0,14%. Thanh khoản duy trì ổn định với hơn 631 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 16,3 nghìn tỷ đồng.

Về mức độ ảnh hưởng, FPT, HDB, HPG là 3 trụ cột ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số, đóng góp 1,98 điểm tăng cho VN-Index. Trái lại, VCB, VIC, VHM với sức ép lớn từ lực bán của khối ngoại đang giao dịch không mấy khả quan, lấy đi gần 2,18 điểm của chỉ số chung.

Diễn biến xanh đỏ đan xen lan rộng khắp nhiều nhóm ngành. Nhóm công nghệ thông tin vẫn giữ được sắc xanh tích cực, toàn ngành tăng 1,56%. Trong đó, FPT nổi bật với thanh khoản đạt 3,6 triệu đơn vị, giá tăng 1,7% lên 149.500 đồng/cp. ST8 tăng 3,8%, SAM tăng 1,1%. Đáng chú ý HIG tăng trần lên 11.500 đồng/cp.

Diễn biến tương tự tại nhóm viễn thông với mức tăng 1,33%. Đà tăng đến từ các mã như VGI tăng 1,6%, MFS tăng 3,9%, FOX tăng 0,2%.

Nhóm tài nguyên cơ bản cũng ghi nhận mức tăng 1,05%. Trong đó, HPG tăng 0,9%, HSG tăng 0,5%, TNT tăng 5,3%, TVN tăng 5,3%, TTF tăng 1%. SMC chạm sắc tím, tương ứng mức tăng 6,9% lên 7.310 đồng/cp, thanh khoản đạt 1,5 triệu đơn vị.

Nhóm bất động sản, chứng khoán, ngân hàng đang rơi vào phân hóa mạnh với mức giảm lần lượt 0,69%, 0,28% và 0,11%.

Tại nhóm bất động sản, chiều tăng gồm có HDC, SZC, IDC, DXS, KDH,… Ngược lại, VHM, DXG, VIC, HDG, NVL, TCH, ghi nhận mức giảm trên dưới 1%.

Đối với các cổ phiếu ngân hàng, HDB tăng 3,7%, OCB tăng 0,9%, EIB tăng 0,3%, BID tăng 0,1%… Ngược lại, VPB, TCB, STB, MBB, TPB, MSB … đang giảm nhẹ.

Còn với cổ phiếu chứng khoán, VIX, VND, HCM, SHS, VCI,… đóng cửa trong sắc đỏ song mức giảm cũng không lớn. Ngược lại, SSI, ORS, VDS, APS, DSE, BSI… đang ở phía tăng.

Diễn biến tương tự diễn ra ở nhiều nhóm ngành khác như hóa chất giảm 0,56%, bán lẻ giảm 0,19%, thực phẩm và đồ ướng giảm 0,01%.

Top 5 cổ phiếu ghi nhận khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường gồm HPG (32 triệu đơn vị), HDB (20 triệu đơn vị), POW (12 triệu đơn vị), SSI (12 triệu đơn vị) và VIX (12 triệu đơn vị).

Xét về giá trị giao dịch, FPT dẫn đầu với 913 tỷ đồng, tiếp theo là HDB (543 tỷ đồng), FPT (533 tỷ đồng), SSI (330 tỷ đồng) và HDC (258 tỷ đồng).

Trên sàn HoSE, khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng 132 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức bán ròng 471 tỷ đồng của phiên trước. Lực bán tập trung vào các cổ phiếu lớn trong nhóm bán lẻ và thực phẩm.

Cổ phiếu MWG chịu áp lực bán lớn nhất, với giá trị bán ròng 80 tỷ đồng, tiếp theo là KDC với 48 tỷ đồng. Các mã như VNM và VCB cũng bị bán mạnh, với giá trị lần lượt đạt 34 tỷ và 28 tỷ đồng.

Ở chiều mua, cổ phiếu FPT dẫn đầu danh sách với giá trị mua ròng 124 tỷ đồng, tiếp theo là HDG và DGC, với giá trị lần lượt là 89 tỷ và 30 tỷ đồng. Ngoài ra, các mã như HDB và FUEVFVND cũng được khối ngoại gom nhẹ, với giá trị từ 19-26 tỷ đồng.

Cổ phiếu Hòa Phát tăng mạnh từ khi khai lò tại siêu dự án thép 85.000 tỷ đồng

Trong phiên hôm nay, dòng tiền đổ mạnh vào Hòa Phát đưa cổ phiếu tăng 0,9% lên 27.900 đồng/cp cùng lệnh mua áp đảo.

Tước đó, HPG đã tăng mạnh hơn 4% vào ngày 5/12 trong phiên bùng nổ của chỉ số chung VN-Index với khối lượng cao gấp đôi so với mức MA20 ngày. Xung lực của cổ phiếu được củng cố vững vàng khi bật trên vùng hội tụ của các đường MA (MA cross).

Ở diễn biến liên quan, Hòa Phát chính thức khai lò thổi 300 tấn tại dự án Dung Quất 2, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc vận hành thương mại nhà máy này.

Theo đó, ngày 5/12/2024, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất – công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã chính thức khai lò thổi 300 tấn tại Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi lễ có sự tham gia của các đối tác quốc tế hàng đầu như SMS Group, WISDRI và MINMETALS, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống sản xuất của dự án.

Dự án Dung Quất 2 có quy mô 280ha với tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng. Sản phẩm đầu ra của nhà máy này là thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao, phục vụ thép sản xuất ô tô, thép hàm lượng carbon thấp sản xuất các sản phẩm như vỏ đồ hộp, đồ gia dụng, kết cấu thép… với công suất 5,6 triệu tấn thép/năm.

Theo ban lãnh đạo, xuất khẩu tiếp tục là chiến lược quan trọng, chiếm khoảng 30% doanh thu của Tập đoàn. Khi Dung Quất 2 hoạt động hết công suất, tỷ trọng xuất khẩu vẫn sẽ duy trì ở mức này, trong khi phần lớn sản lượng còn lại sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu ra, Hòa Phát còn phát triển hệ sinh thái nội bộ, bao gồm mở rộng năng lực sản xuất tại các nhà máy ống thép, tôn mạ, thép container và các sản phẩm điện máy, tạo giá trị gia tăng và thúc đẩy sức mạnh cạnh tranh.

Dự án Dung Quất 2 không chỉ là bước ngoặt về sản xuất thép mà còn khẳng định vị thế của Hòa Phát trên bản đồ ngành thép toàn cầu, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp thép Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty ‘nhà’ ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%

Một số ngành ước tính tăng trưởng LN giảm như Khu công nghiệp do còn đợi hoàn thiện khung chính sách hay dầu khí do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

C4G: Liên tục đổi mới công nghệ để được gọi tên vào các dự án trọng điểm

Liên tục đầu tư các công nghệ, máy móc thi công, luôn tập trung đầu tư nâng cao trình độ tay nghề kỹ sư và công nhân giúp cho CIENCO4 luôn là nhà thầu hiệu quả, đáng tin cậy. Từ bàn đạp về “chất” này, CIENCO4 luôn có mặt tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, tạo ra sức hút lớn đối với các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiếp tục đọc

GVR: Thu lớn từ cho thuê KCN, ‘anh cả’ cao su ước lãi 3.700 tỷ năm 2024

GVR hiện quản lý gần 400.000ha diện tích trồng cao su, sản lượng bình quân 500.000 tấn cao su/năm và chiếm 30% tổng sản lượng cao su Việt Nam. Bên cạnh đó, GVR còn là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp (KCN) lớn khi đang vận hành 16 KCN có tổng diện tích đất hơn 6.500ha.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay