Tăng cường sản xuất thủy sản các tháng cuối năm

Tăng cường sản xuất thủy sản các tháng cuối năm

Nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT chỉ đạo giám sát sản xuất, lưu thông giống, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi, thao túng giá bất hợp lý.

Theo Bộ NN&PTNT, 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thủy sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại Trung bộ, khô hạn tại Tây Nguyên, xâm nhập mặn tại Nam bộ, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đối với nuôi trồng thủy sản; giá bán nguyên liệu thủy sản nuôi chủ lực thấp, sự cạnh tranh gay gắt của các nước như Ecuador, Ấn Độ…

Vượt qua những khó khăn chủ yếu trên, kết quả sản xuất thủy sản 9 tháng đạt kết quả khá, ước đạt hơn 6,97 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt gần 4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,23 tỷ USD.

Trước thực tế trên, Bộ NN&PTNT vừa có Văn bản số 8024/BNN-TS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024 đảm bảo kế hoạch tăng trưởng.

Khuyến khích phát triển sản xuất các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá biển, nhuyễn thể, rong biển, cá rô phi, cá nước lạnh… để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản (Ảnh: Hữu Thắng)

Bộ NN&PTNT cho biết: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang thích nghi, điều chỉnh thị trường và mở mới thị trường, qua đó sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại với mức dự báo khoảng 9,5 – 10 tỷ USD năm 2024 (dự kiến ngành tôm đạt khoảng 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, các mặt hàng hải sản khác đạt khoảng 3,6 – 4,1 tỷ USD), tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 5,86 triệu tấn.

Để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến, xuất khẩu và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 143, Công điện số 100 và Công điện số 108 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đầu tiên là tiếp tục xuống giống thủy sản những diện tích chủ động kiểm soát điều kiện nuôi; tập trung quản lý, chăm sóc tốt đối tượng nuôi chủ lực (tôm nước lợ, cá tra). 

Khuyến khích phát triển sản xuất các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao (cá biển, nhuyễn thể, rong biển, cá rô phi, cá nước lạnh…) và các loài thủy sản nuôi bản địa, đặc hữu để phát huy tiềm năng lợi thế tự nhiên đối với tất cả các loại hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước lạnh, trên biển, hồ chứa… nhằm bù đắp thiệt hại do bão số 3 và hoàn thành kế hoạch sản xuất của ngành thủy sản cả năm 2024.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, khuyến cáo kịp thời đến người nuôi trồng thủy sản để ứng phó hiệu quả với điều kiện môi trường nuôi có diễn biến bất lợi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có biện pháp xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh thủy sản trong thời gian sản xuất trái mùa.

Nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT chỉ đạo giám sát sản xuất, lưu thông giống, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi, thao túng giá bất hợp lý. (Ảnh: Hữu Thắng)

Các tỉnh phía Bắc tổ chức hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng thủy sản qua vụ Đông trong điều kiện nhiệt độ giảm sâu và có thể có rét đậm, rét hại kéo dài.

Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật thủy sản; chủ động hướng dẫn, kết nối các địa phương, doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm hoặc hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại sau bão số 3. 

Đồng thời, tổ chức giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông giống thủy sản, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi, thao túng giá bất hợp lý. Tổ chức kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và thực hiện công khai theo quy định (nếu có).

Tập trung chỉ đạo lồng ghép các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người nuôi thủy sản. Tổ chức các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản; 

Nguyễn Phương Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bùng nổ xe điện, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực cho các nhà sản xuất dầu

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đang giảm tốc nhu cầu xăng dầu khi xe điện chiếm hơn 50% doanh số ô tô, tạo sức ép lớn cho ngành năng lượng.

Tiếp tục đọc

230 doanh nghiệp Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay

Theo đánh giá rủi ro tín dụng, 230 công ty của Hàn Quốc đứng trước nguy cơ phá sản trong năm nay, con số tương đương với mức kỷ lục cách đây 10 năm.

Tiếp tục đọc

Nga, Iran thảo luận về phát triển giao thông vận tải và hậu cần

Nga và Iran cùng thúc đẩy phát triển hành lang vận tải, đặt mục tiêu hiện thực hóa các thỏa thuận liên chính phủ năm 2023, khẳng định vị thế đối tác chiến lược.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay