Tăng trưởng giá bất động sản Việt Nam đạt mức 59% sau 5 năm

Tăng trưởng giá bất động sản Việt Nam đạt mức 59% sau 5 năm

Các chuyên gia tập trung phân tích về hành trình 30 năm thị trường bất động sản Việt Nam và toàn cảnh thị trường bất động sản – nhìn ra thế giới.

Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ thông tin tại sự kiện. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Năm 2024 ghi nhận mức quan tâm lớn đến các vấn đề về giá bán và khó khăn khi sở hữu bất động sản. Số liệu từ Global Property Guide cho thấy, giá bán bất động sản Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng so với thế giới. Cụ thể, tăng trưởng giá bất động sản 5 năm của Việt Nam đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Australia (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)…

Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (Vietnam Real Estate Summit) – VRES 2024 với chủ đề “Điểm nhìn”. Các chuyên gia tập trung phân tích về hành trình 30 năm thị trường bất động sản Việt Nam và toàn cảnh thị trường bất động sản – nhìn ra thế giới.
Phân tích về thị trường, ông Quốc Anh cho rằng, kinh tế, quản lý và xã hội là 3 yếu tố chính tác động đến giá bất động sản. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu người, lạm phát mạnh mẽ. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng.
Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 34,8%, cao hơn trung bình thế giới (20,8%) và các nước đang phát triển (22%). Mặt khác, lạm phát tại Việt Nam cũng ở mức cao hơn so với trung bình các nước. Hiện tại, môi trường lãi suất ở Việt Nam đang dần trở về mức thuận lợi hơn và tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam khá cao (32,8%), đứng thứ 27 trên thế giới (trung bình 27,1%).

Với lượng tiền tích trữ, người Việt Nam có một số kênh đầu tư chính như thị trường tài chính, bất động sản, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm. Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, rủi ro và có chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, Kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất ở mức khá thấp, trong khoảng 9 – 13%/2 năm – ông Quốc Anh dẫn chứng.
Đáng chú ý, động sản được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024 so với quý I/2015.
Xét yếu tố thứ 2 là quản lý với thuế vừa là nguồn thu, vừa là công cụ quản lý thị trường thì dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, tỷ trọng thuế bất động sản trong GDP theo quốc gia của Việt Nam đang ở mức (0,03%) thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore (1,5%), Nhật Bản (2,6%), Hàn Quốc (4%).

Năm 2024 đánh dấu cột mốc 10 năm tổ chức VRES. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Theo ông Quốc Anh, tham khảo từ một số quốc gia nổi bật trên thế giới, có thể thấy thuế bất động sản được sử dụng làm chính sách quản lý thị trường và tối ưu nguồn thu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, nhiều thách thức về lý thuyết và vận hành cần được cân nhắc phù hợp. Điểm nhìn cho Việt Nam nằm ở việc tồn tại nhiều thách thức từ lý thuyết đến áp dụng thuế bất động sản phù hợp.

Yếu tố xã hội cho thấy, dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cho tăng trưởng nhu cầu bất động sản. Xu hướng gia đình nhỏ hơn cũng thúc đẩy nhu cầu mua bất động sản cho thế hệ sau thừa kế và hành trình tự sở hữu nhà của người trẻ.
Ngoài ra, về mặt văn hóa, người Việt Nam có nguyện vọng lớn với việc sở hữu bất động sản trong đời. Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Australia (66%)…
Nhìn lại thị trường bất động sản 30 năm, ông Bạch Dương – Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam 30 năm qua có thể chia thành 5 giai đoạn chính: khởi đầu (trước 2009), định hình (2009 – 2012), tăng trưởng (2013 – 2019), biến động (2020 – 2021) và thách thức (2022 – 2024).
Ông Bạch Dương phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam khởi đầu (trước 2009) với hành lang pháp lý từ luật và môi trường vĩ mô thuận lợi. Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam có FDI vào lĩnh vực bất động sản tăng trưởng mạnh, từ 8,5 tỷ USD năm 2007 tăng lên 23,6 tỷ USD năm 2008 và 21,5 tỷ USD năm 2009. Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đã ra mắt và các dự án mới đều thu hút sự quan tâm.

Toàn cảnh sự kiện. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Sang giai đoạn định hình (2009 – 2012), việc tín dụng giảm, lãi suất tăng khiến thị trường bất động sản mất thanh khoản và giá giảm liên tiếp. Lượng hàng tồn kho bất động sản đã tăng từ 108,4 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên 192,7 nghìn tỷ đồng năm 2011. Lúc này, các doanh nghiệp trải qua quá trình sàng lọc khắc nghiệt. Khi người tiêu dùng mất niềm tin, nhiều kênh thông tin bất động sản trực tuyến đã ra đời để cải thiện tính minh bạch.

Đến giai đoạn tăng trưởng (2013 – 2019), có 3 bộ luật mới gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã tiếp tục định hướng cho thị trường, ghi nhận cải thiện tích cực. Nhưng ngay sau đó, thị trường trải qua giai đoạn biến động (2020 – 2021) khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực. Dù vậy, hoạt động mua bán bất động sản ở thời điểm này vẫn tiếp tục với nguồn cung tăng và được cao cấp hóa.
Từ năm 2022 đến nay, thị trường trải qua giai đoạn Thách thức với tình hình vĩ mô khó khăn, nhiều doanh nghiệp bộc lộ yếu kém về tài chính và pháp lý. Yêu cầu của người tiêu dùng về chủ đầu tư, sàn giao dịch/môi giới bất động sản vì vậy cũng cao hơn.
Hiện tại, người tiêu dùng bất động sản vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn. Vì vậy, các chủ đầu tư và nhà môi giới cũng gặp thách thức trong việc tìm kiếm khách hàng và xây dựng uy tín – ông Bạch Dương khuyến nghị.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc 10 năm tổ chức VRES. Trong dịp này, Batdongsan.com.vn đã lần đầu tiên tổ chức và trao Giải thưởng Nhà Môi giới Bất động sản Việt Nam – VREAA với 7 hạng mục trao cho 130 nhà môi giới xuất sắc toàn quốc. Giải thưởng nhằm khẳng định cho sự uy tín và tận tâm với nghề của các nhà môi giới tại Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững hơn.

Thu Hằng-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

CMC: Lãnh đạo CMC muốn mua 28% vốn công ty

Tổng Giám đốc Đầu tư CMC vừa đăng ký mua gần 1,3 triệu cổ phiếu, qua đó nâng tỉ lệ sở hữu từ 0% lên gần 28% vốn điều lệ công ty.

Tiếp tục đọc

Ngân hàng trung ương Ấn Độ có thể đã bán USD để hạn chế đà mất giá của đồng nội tệ

Đồng rupee giảm xuống mức thấp 85,185 rupee/USD trong phiên này, vượt qua mức thấp kỷ lục trước đó là 85,12 rupee/USD trong phiên trước.

Tiếp tục đọc

Giảm 2% lãi suất cho khách vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thiệt hại vì bão Yagi

Khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất tại 26 địa phương miền Bắc và Thanh Hóa chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi được giảm lãi suất 2%/năm.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay