Thanh tra thuế vào cuộc, Sơn Kova bị phạt và truy thu 8,1 tỷ tiền thuế

Thanh tra thuế vào cuộc, Sơn Kova bị phạt và truy thu 8,1 tỷ tiền thuế

Sau thanh tra, Cục thuế TP Hà Nội chỉ ra loạt tồn tại về thuế tại Cty TNHH Sơn Kova. Cùng với đó, Sơn Kova phải nộp truy thu, phạt, chậm nộp 8,1 tỷ.

Cục thuế thành phố Hà Nội mới ban hành Kết luận thanh tra thuế số 54658/KL-CTHN-TTKT10 ngày 4/10/2024 đối với Công ty TNHH Sơn Kova.

Theo Kết luận, Sơn Kova đã thực hiện chế độ sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính theo quy định, nhưng xác định doanh thu, thuế GTGT hàng hoá dịch vụ mua vào được khấu trừ; chi phí tính thuế TNDN còn chưa chính xác.

Về việc sử dụng hoá đơn điện tử, trong năm 2022, 2023 Công ty Sơn Kova có xuất hoá đơn điện tử; có chênh lệch giữa hoá đơn điện tử và kê khai do chiết khấu doanh số ghi âm nhưng hoá đơn điện tử ghi dương.

Ảnh minh hoạ.

Qua rà soát phát hiện, Công ty Sơn Kova có kê khai khấu trừ thuế GTGT và hạch toán vào chi phí đối với 59 hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp/ tổ chức đã có thông báo về việc doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh (trước thời điểm cơ quan thuế ra thông báo). Tổng số giá trị tiền hàng trước thuế là 1,9 tỷ đồng; thuế GTGT là 185 triệu đồng.

Tại thời điểm thanh tra, hoá đơn trên không khi đầy đủ các chỉ tiêu trên hoá đơn, người bán hàng không liên hệ được, nhân viên mua hàng tại công ty đã nghỉ việc. Theo đó, Cục thuế thành phố Hà Nội điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào với 59 hoá đơn trên.

Thêm nữa, khi kê khai, nộp thuế GTGT, Công ty Sơn Kova xác định sai thuế suất doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra; chưa kê khai doanh thu chịu thuế từ khoản lãi cho vay; kê khai khấu trừ đối với hoá đơn GTGT mua vào của doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh; không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho doanh thu không chịu thuế; kê khai sai chỉ tiêu hàng hoá dịch vụ mua vào.

Khi kê khai, nộp thuế TNDN, Công ty Sơn Kova chưa kê khai doanh thu tài chính từ lãi cho vay, hạch toán chi phí hoá đơn của doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, trích lập dự phòng không đủ hồ sơ, hoá đơn ghi không đầy đủ chỉ tiêu trên hoá đơn.

Cục thuế Thành phố Hà Nội yêu cầu và kiến nghị Công ty TNHH Sơn Kova nộp đầy đủ, kịp thời số tiền thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp, tổng số tiền 8,1 tỷ đồng. Trong đó, phạt vi phạm hành chính là 1,26 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN, GTGT tăng thêm qua thanh tra là 6,3 tỷ đồng; tiền chậm nộp tính đến 30/9/2024 là 532,9 triệu đồng.

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Sơn Kova được thành lập từ năm 1998, lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất sơn Kova, sơn phủ, sơn chống thấm cho mọi bề mặt, sơn trang trí nội thất, ngoại thất bằng sơn Kova; sản xuất và kinh doanh mực in.

Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 13/7/2022, Công ty Sơn Kova có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, thành viên góp vốn gồm bà Nguyễn Thị Hoè góp 60%, ông Ngô Sỹ Quang góp 40%. Hiện đại diện pháp luật Công ty là ông Ngô Sỹ Quang.

Được biết, Bà Nguyễn Thị Hoè hiện cũng là đại diện pháp luật Công ty TNHH Sơn Giao Thông Kova. Ông Ngô Sỹ Quang hiện cũng là đại diện pháp luật Công ty TNHH Bánh kẹo Thủ Đô, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Kova (Hà Nội), Công ty cổ phần Du lịch Kova và Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SHT (Thanh Hoá).

Nguyễn Kim

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay