‘Thêm con, thưởng tiền’: Trung Quốc khuyến khích tỷ lệ sinh giữa cuộc khủng hoảng dân số

‘Thêm con, thưởng tiền’: Trung Quốc khuyến khích tỷ lệ sinh giữa cuộc khủng hoảng dân số

Phụ nữ Trung Quốc nhận được những cuộc gọi thúc giục sinh con, các trường đại học mở khóa học tình yêu để giải quyết vấn đề dân số.

Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trầm trọng nhất từ trước đến nay. Ảnh: Brookings.

Thêm con, thưởng tiền

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch khuyến khích những người độc thân hẹn hò, kết hôn và sinh con trong bối cảnh đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng nghiêm trọng.

Nhà kinh tế học nổi tiếng Ren Zeping gần đây đã nhận định rằng Trung Quốc đang đối mặt với ba vấn đề nhân khẩu học lớn: Già hóa dân số, tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ kết hôn suy giảm.

“Số lượng trẻ em ngày càng ít đi, trong khi người cao tuổi ngày càng tăng. Tốc độ và quy mô già hóa ở Trung Quốc lớn chưa từng có”, ông chia sẻ trong một bài phỏng vấn với truyền thông trong nước.

Để giải quyết tình trạng này, Bắc Kinh đã cam kết áp dụng nhiều biện pháp, bao gồm trợ cấp tài chính và cắt giảm thuế cho các gia đình, nhằm giảm chi phí nuôi con. Vào tháng 10, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố rằng họ đang xây dựng một kế hoạch nhằm tạo dựng “một xã hội khuyến khích sinh đẻ”, nằm trong chiến lược tổng thể nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, chi tiết cụ thể của kế hoạch vẫn chưa được công bố.

Trong thời gian này, nhiều phụ nữ đã kết hôn ở độ tuổi 20 và 30 trên khắp cả nước cho biết họ nhận được cuộc gọi từ các quan chức địa phương, hỏi về kế hoạch sinh con và khuyến khích tham gia các đợt kiểm tra sức khỏe tiền sản. Một số người còn được đề nghị nhận trợ cấp nếu sinh thêm con. Chẳng hạn, một phụ nữ ở Chiết Giang tiết lộ rằng cô được đề nghị khoản trợ cấp lên đến 100.000 NDT (tương đương 14.000 USD) nếu sinh con thứ hai.

Song song với các nỗ lực đơn lẻ này, truyền thông nhà nước cũng đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc sinh con. Trong những tháng gần đây, các tờ báo như Nhân Dân Nhật Báo và Life Times đã đăng tải nhiều bài viết nhấn mạnh rằng sinh con không chỉ tốt cho sức khỏe của người mẹ mà còn có thể ngăn ngừa ung thư hoặc chữa trị một số bệnh.

Một ấn phẩm do Ủy ban Y tế Quốc gia phát hành vào tháng 12 còn kêu gọi các trường đại học triển khai các khóa học về tình yêu và hôn nhân nhằm khuyến khích sinh viên tạo dựng mối quan hệ lâu dài.

Theo một khảo sát, 57% sinh viên đại học cho biết họ không muốn bước vào mối quan hệ tình cảm vì áp lực học tập. Do đó, các khóa học này được đề xuất nhằm cung cấp kiến thức bài bản về tình yêu và hôn nhân, thông qua lý thuyết cũng như phân tích các trường hợp thực tế.

Chính quyền Bắc Kinh đang có nhiều biện pháp để làm tăng tỷ lệ sinh. Ảnh: FT.

Nỗ lực thay đổi hành vi

Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ sự hoài nghi về khả năng thành công của chiến dịch này trong việc thay đổi hành vi của giới trẻ.

Ông Wang Feng, chuyên gia nhân khẩu học tại Đại học California, Irvine, nhận xét rằng chính quyền Trung Quốc đang áp dụng lại “kịch bản cũ” vốn từng được dùng trong thời kỳ chính sách một con kéo dài 35 năm từ năm 1980.

“Nếu trước đây, chính phủ dễ dàng ngăn chặn các gia đình sinh nhiều con, thì giờ đây, việc thuyết phục họ sinh thêm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác”, ông nói.

Nhà văn nữ quyền Shen Yang cũng cho rằng người dân không dễ bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch tuyên truyền. “Nếu chính phủ thực sự muốn khuyến khích sinh đẻ, họ cần tạo ra một môi trường sống thân thiện hơn với các bậc cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ đơn thân”, cô nhấn mạnh.

Mặc dù Bắc Kinh đang tích cực thúc đẩy sinh con, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền sẽ hạn chế quyền tiếp cận các biện pháp tránh thai hay phá thai. Một bác sĩ phụ khoa tại Bắc Kinh cho biết, các trường hợp bác sĩ từ chối thực hiện thủ thuật này thường xuất phát từ lo ngại về kiện tụng từ phía gia đình bệnh nhân, hơn là từ chính sách của nhà nước.

Trước tình cảnh này, ông Wang Feng nhận định rằng chính quyền sẽ gặp không ít thách thức khi thuyết phục thế hệ trẻ hiện nay – những người được hưởng nền giáo dục tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc – sinh con.

“Với phụ nữ trẻ, họ không chỉ phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao mà còn chịu những rào cản nghiêm trọng trong sự nghiệp nếu phải tạm dừng công việc để sinh con”, ông nói.

Nhật Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay