Thị trường ổn định, tiêu dùng phục hồi: thời điểm của cổ phiếu ngành thiết yếu?

Thị trường ổn định, tiêu dùng phục hồi: thời điểm của cổ phiếu ngành thiết yếu?

Khi lãi suất toàn cầu hạ nhiệt và rủi ro suy thoái tại các nền kinh tế lớn dần được kiểm soát, dòng vốn quốc tế đã có những dấu hiệu quay lại các thị trường mới nổi tại châu Á. Việt Nam nổi lên nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, tầng lớp tiêu dùng tăng trưởng nhanh và kỳ vọng nâng hạng trong thời gian tới.

Trong đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan kỳ vọng đón dòng vốn ngoại với lợi thế sở hữu nền tảng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam cùng triển vọng kinh doanh tích cực.

Dòng vốn ngoại quay lại châu Á khi lãi suất toàn cầu hạ nhiệt

Từ đầu quý II/2025, các ngân hàng trung ương lớn như Fed, ECB hay BoE đồng loạt phát tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. Động thái này đã góp phần hạ nhiệt áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu và thúc đẩy làn sóng tái phân bổ danh mục sang các thị trường mới nổi có nền tảng ổn định và khả năng hấp thụ dòng vốn tốt. Việt Nam, với kỳ vọng nâng hạng và câu chuyện tiêu dùng đang bùng nổ, nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của dòng vốn tổ chức.

Bloomberg ghi nhận trong tháng 4/2025, các quỹ ETF đã rót ròng hơn 2 tỷ USD vào khu vực châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường nhận được dòng tiền ổn định nhờ kỳ vọng vĩ mô tích cực. Quý I/2025, GDP Việt Nam tăng 5,9%, lạm phát được kiểm soát dưới 4% và tiêu dùng nội địa hồi phục rõ rệt. Đây là cơ sở quan trọng để các quỹ tìm kiếm những cổ phiếu đại diện cho tiêu dùng nội địa bền vững.

Trong đó, Masan đang nhận được những đánh giá tích cực từ các tổ chức tài chính khi sở hữu chuỗi giá trị tiêu dùng – bán lẻ tích hợp từ sản xuất đến phân phối. Trong hệ sinh thái đó, Masan Consumer (UPCOM: MCH) cung cấp các sản phẩm FMCG thiết yếu; WinCommerce (WCM) vận hành hệ thống hơn 4.000 cửa hàng WinMart/WinMart+ phủ khắp cả nước; Masan MEATLife (MML) cung cấp thịt, thịt chế biến có thương hiệu như MEATDeli, Heo Cao Bồi và Ponnie; tất cả cộng hưởng cùng nhau tạo nên chuỗi giá trị khép kín, phục vụ hơn 100 triệu người tiêu dùng Việt.

Kết quả kinh doanh quý I/2025 cho thấy đà tăng trưởng ổn định ở cả doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả vận hành của Masan. Doanh thu hợp nhất đạt 18.897 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ, trong khi EBITDA đạt 4.003 tỷ đồng, tăng 20,8% – phản ánh nỗ lực cải thiện biên lợi nhuận và tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp.

Các mảng kinh doanh cốt lõi của Masan đồng loạt ghi nhận tăng trưởng tích cực. MCH duy trì vai trò đầu tàu với mức tăng trưởng 13,8%, trong đó mảng xuất khẩu tạo dấu ấn khi tăng vọt hơn 70% – cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường quốc tế của hàng tiêu dùng Việt Nam. WCM tiếp tục có lãi quý thứ ba liên tiếp, nhờ đà tăng trưởng ổn định tại chuỗi cửa hàng khu vực nông thôn, với doanh thu trung bình mỗi điểm bán duy trì trên 17 triệu đồng/ngày. Trong khi đó, MML tiếp tục ghi nhận lợi nhuận, mang về 116 tỷ đồng với đóng góp chủ yếu từ giá heo hơi cao và sự bứt phá của mảng thịt chế biến.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Masan công bố đã hoàn tất Giai đoạn 1 (2020–2024): chuyển mình từ công ty FMCG truyền thống sang nền tảng tiêu dùng – bán lẻ – công nghệ. Giai đoạn 2 từ năm 2025 đánh dấu ba trọng tâm chiến lược: mở rộng mạng lưới bán lẻ và hội viên, gia tăng thị phần chi tiêu người tiêu dùng và chuyển đổi số toàn diện trên toàn chuỗi giá trị. Chiến lược “Go Digital” hiện đang được triển khai mạnh mẽ từ logistics, vận hành cửa hàng đến quản trị dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm tiêu dùng.

Định giá hấp dẫn cùng triển vọng thị trường nâng hạng

Tính đến tháng 5/2025, room ngoại của MSN còn dư địa lớn, đặc biệt sau khi doanh nghiệp đã bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Đây là yếu tố quan trọng trong bối cảnh nhiều cổ phiếu cùng ngành đã kín room hoặc có tỷ lệ sở hữu nước ngoài sát trần cũng như triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đánh giá của BVSC, MSN là một trong những cổ phiếu đáp ứng đồng thời các tiêu chí: vốn hóa lớn, room ngoại rộng, mô hình tiêu dùng bền vững và khả năng tạo dòng tiền thực – phù hợp với khẩu vị dài hạn của các nhà đầu tư tổ chức.

Việc tập trung hóa nguồn lực vào lĩnh vực có biên lợi nhuận ổn định, ít rủi ro và phục vụ trực tiếp nhu cầu cơ bản của người dân giúp MSN nổi bật với dòng vốn ngoại đang tìm kiếm điểm đến mang lại tăng trưởng dài hạn.

Với định giá thấp hơn nhiều so với trung bình lịch sử, MSN đang được xem là một trong những cổ phiếu đầu ngành có định giá hấp dẫn. Trong bối cảnh kết quả kinh doanh bước vào quỹ đạo tăng trưởng, khả năng tạo dòng tiền thực được duy trì và tiềm năng từ nền tảng tiêu dùng – bán lẻ còn rất lớn, cổ phiếu MSN được giới phân tích khuyến nghị tích cực.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tin tức kinh tế ngày 12/7: Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực

Vốn FDI 6 tháng đạt 21,5 tỷ USD, cao nhất 16 năm; Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực; Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 12/7.

Tiếp tục đọc

ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”

Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.

Tiếp tục đọc

Thuế đối ứng với Mỹ: Động lực tái cơ cấu nền kinh tế

Sức ép chính sách thuế quan từ Mỹ là cơ hội để Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế, tăng tính tự chủ và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay