Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 9/1 trước những thông tin về chính sách thương mại của Mỹ và số liệu lạm phát mới nhất của Trung Quốc.

Màn hình hiển thị chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Khép lại phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,94% xuống 39.605,09 điểm. Chứng khoán Nhật Bản dao động trong vùng giảm điểm suốt cả phiên này, khi nhóm cổ phiếu ngành sản xuất chip bị bán tháo mạnh, sau những thông tin về việc Mỹ có thể áp đặt thêm các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm ngăn chặn Trung Quốc và Nga tiếp cận các công nghệ tiên tiến.

Ông Seiichi Suzuki, chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán tại Tokai Tokyo Intelligence Laboratory Co., cho biết thông tin trên đã khiến thị trường giảm sâu hơn sau khi đã mở cửa trong sắc đỏ, nối gót đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ cao của Mỹ.

Cổ phiếu của các công ty sản xuất ô tô hướng đến xuất khẩu cũng bị bán tháo do lo ngại rằng ngành này, vốn có sự hiện diện mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp thuế quan mới mà ông Trump có thể sẽ đưa ra sau khi nhậm chức.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng giảm điểm sau khi dữ liệu chính thức cho thấy áp lực giảm phát vẫn còn dai dẳng bất chấp các biện pháp kích thích tiêu dùng mới của chính phủ, làm gia tăng xu hướng tìm kiếm tài sản ở nước ngoài. Trong khi đó, chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) đóng cửa ở mức thấp nhất trong một tháng.

Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải giảm 0,58% xuống 3.211,39 điểm, còn chỉ số Hang Seng ở Hong Kong để mất 0,20% xuống 19.240,89 điểm.

Dữ liệu chính thức cho thấy giá tiêu dùng tại Trung Quốc gần như không tăng trong năm 2024, trong khi giá sản xuất tiếp tục giảm năm thứ hai liên tiếp.

Các nhà đầu tư trong nước đang đổ xô tìm kiếm tài sản ở nước ngoài thông qua các kênh xuyên biên giới. Đây là dấu hiệu cho thấy niềm tin vào thị trường nội địa đang suy yếu, khiến các nhà quản lý quỹ phải tạm ngừng đăng ký đầu tư và đưa ra các cảnh báo rủi ro.

Còn tại Việt Nam, đóng cửa phiên này, chỉ số VN-Index giảm 5,25 điểm, hay 0,42%, xuống 1.245,77 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 0,07 điểm, hay 0,03%, lên 221,94 điểm.

Khánh Ly/TTXVN (Theo Reuters, Kyodo)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Lợi nhuận Vietcombank lập kỷ lục mới, tổng tài sản lần đầu vượt mốc 2 triệu tỷ đồng

Trong năm 2025, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu 5%, tổng tài sản dự kiến tăng trưởng ít nhất 10%.

Tiếp tục đọc

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024

"Nhờ giá bán ở mức cao, biên lợi nhuận gộp của các công ty niêm yết thép dự kiến tăng 1% điểm lên 14% vào năm 2025."

Tiếp tục đọc

‘Bão’ dự án đổ bộ, thị trường nhà đất Đông Anh nóng hầm hập

Sự cộng hưởng từ loạt dự án liên tục xuất hiện cùng với hiệu ứng lên quận đang khiến thị trường nhà đất huyện Đông Anh (Hà Nội) nổi "sóng". Nhà đầu tư cá nhân rục rịch trở lại, nhiều khu vực thiết lập mặt bằng giá mới, chạm ngưỡng 200-300 triệu đồng/m2.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay