Thực phẩm “bẩn” được tuồn vào Bách hoá Xanh: Kiểm soát đầu vào có vấn đề?

Thực phẩm “bẩn” được tuồn vào Bách hoá Xanh: Kiểm soát đầu vào có vấn đề?

Theo lời khai của cơ sở sản xuất giá đỗ ngậm hoá chất độc hại, mỗi ngày cung cấp cho Bách Hoá Xanh hàng trăm kg giá đỗ. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, khâu kiểm soát chất lượng của Bách hoá Xanh có vấn đề?

Thực phẩm “bẩn” được tuồn vào Bách hoá Xanh: Kiểm soát đầu vào có vấn đề? Ảnh: NG

Liên quan đến vụ Bách hoá Xanh bán giá đỗ ngậm hoá chất có thể gây chết người, dư luận đang đặt ra câu hỏi tại sao một hệ thống siêu thị lớn như vậy lại để thực phẩm bẩn được bày lên kệ hàng và liệu rằng khâu kiểm soát chất lượng đầu vào của Bách Hoá Xanh có vấn đề hay không khi để sản phẩm ngâm hoá chất độc hại tuồn vào siêu thị rồi bán cho khách hàng?

Được biết, trong Bách Hoá Xanh bày bán hàng trăm sản phẩm. Vậy khâu kiểm soát chất lượng đầu vào ra sao? Liệu có hay không và bao nhiêu sản phẩm độc hại như giá đỗ trên bị tuồn vào Bách Hoá Xanh?

Gần 3.000 tấn giá đỗ được “dọn” đến bàn ăn của người tiêu dùng trong năm 2024. Ảnh: CA

Đáng nói, số lượng giá đỗ ngậm hoá chất được Bách Hoá Xanh nhập và bán lại cho người tiêu dùng là con số rất lớn. Cụ thể, theo chủ cơ sở sản xuất, mỗi ngày cung cấp cho Bách Hoá Xanh từ 350 – 400kg giá đỗ.

Trên bao bì loại giá đỗ được ngâm hoạt chất độc hại trên đều in nhãn như: “Vì sức khỏe của mọi người”, “Không hóa chất”, “Không chất kích thích”, “Không chất bảo quản”.

PV Báo Thanh tra đã liên hệ để nắm thông tin sự việc. Phía Bách Hoá Xanh cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk nên chưa thể thông tin cụ thể.

Hiện tại, Bách Hoá Xanh mới cho biết rằng, cơ sở sản xuất giá đỗ Lâm Đạo chỉ cung cấp cho Bách Hoá Xanh khu vực Đắk Lắk 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ???

PV Báo Thanh tra đề nghị cung cấp cụ thể số lượng đã nhập của cơ sở sản xuất Lâm Đạo, tuy nhiên, đại diện Bách Hoá Xanh nói chưa thể cung cấp. Đơn vị này cũng từ chối câu hỏi đã nhập sản phẩm của nhà cung cấp Lâm Đạo từ khi nào.

Phía Bách Hoá Xanh cho biết thêm, sau khi nhận thông tin, đã cho ngừng, thu hồi sản phẩm của nhà cung cấp Lâm Đạo.

Câu trả lời đầy “bình tĩnh” của Bách Hoá Xanh càng khiến dư luận lo lắng, nhất là khách hàng đã tin tưởng mua hàng tại đây. Bởi họ không biết bản thân đã ăn phải giá đỗ ngậm hoá chất mua từ Bách Hoá Xanh là lúc nào. Bởi hoá chất dùng để sản xuất giá đỗ là rất độc, nếu ăn nhiều có thể gây chết người.

Nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những tổn thất nặng nề về sức khoẻ của người tiêu dùng. Cộng đồng cũng nổi lên làn sóng phẫn nộ, yêu cầu Bách Hoá Xanh minh bạch thông tin và chịu trách nhiệm vì lừa dối khách hàng.

Bách Hoá Xanh từng bị xử phạt vì bán sản phẩm hỏng, hết hạn sử dụng

Liên quan đến Bách Hoá Xanh, nguồn tin của Báo Thanh tra được biết, từng xử phạt một chi nhánh tại Đắk Lắk.

Cụ thể, vào tháng 5/2023, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh – Cửa hàng Bách Hóa Xanh Đắk Lắk.

Lý do bị xử phạt là địa điểm kinh doanh Chi nhánh này (số 75 đường Tỉnh lộ 1, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk), đã vi phạm hành vi “Không phân loại, bảo quản riêng biệt phế thải, nguyên liệu, thành phẩm hoặc bán thành phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng với các nguyên liệu và sản phẩm phục vụ để sản xuất, kinh doanh”. Tổng số tiền bị xử phạt chính là 17 triệu đồng.

Như Báo Thanh tra đưa tin, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ gồm: 2 cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo, sinh năm 1990, trú ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu; 2 cơ sở của đối tượng Vũ Duy Tư, sinh năm 1991, trú tại tổ dân phố 8, phường Tân Hoà; 1 cơ sở của Nguyễn Văn Quynh, sinh năm 1973, trú tại tổ dân phố 6, phường Tân Hòa; 1 cơ sở của Nguyễn Văn Hảo, sinh năm 1988, trú tại tổ dân phố 1, phường Tân Hoà.

Tại đây, công an phát hiện các cơ sở trên sử dụng hoạt chất 6 – Benzylaminopurine để sản xuất giá đỗ.

Đó là hoạt chất không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thuỷ và các dị tật bẩm sinh; ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong.

Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn thường xuyên dùng chất cấm này để pha vào nước ngâm ủ làm giá đỗ, với mục đích làm cho rễ cây giá ngắn lại để tập trung dưỡng chất phát triển cho thân cây giá to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp.

Kết quả điều tra làm rõ, trong năm 2024, nhóm này đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày khoảng từ 8 – 10 tấn.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố 4 vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can gồm: Lâm Văn Đạo, Vũ Duy Tư, Nguyễn Văn Quynh, Nguyễn Văn Hảo để điều tra về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự. Vụ việc đang được Công an tỉnh Đắk Lắk điều tra toàn diện, xử lý triệt để.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ngân hàng “ăn nên làm ra” nhất Việt Nam sắp họp Đại hội cổ đông bất thường bàn chuyện nhân sự

Vietcombank – ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận nhiều năm liên tiếp – dự kiến họp bất thường vào ngày 7/3 bàn các vấn đề về nhân sự.

Tiếp tục đọc

VCB: HĐQT phê duyệt công tác chuẩn bị họp ĐHĐCĐBT 2025

VCB: HĐQT phê duyệt công tác chuẩn bị họp ĐHĐCĐBT 2025

Tiếp tục đọc

Saigon Glory mua lại gần 500 tỷ đồng trái phiếu sau khi đổi chủ

Sau khi không còn là công ty con của Tập đoàn Bitexco, Saigon Glory liên tiếp chi gần 500 tỷ đồng mua lại trái phiếu trong quý IV/2024.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay