Thuế quan của Mỹ: Fed cảnh báo áp lực giá

Thuế quan của Mỹ: Fed cảnh báo áp lực giá

Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất. Trong khi đó, Nhà Trắng hạ thấp khả năng lạm phát leo thang do thuế.

Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu bên lề một hội nghị ở bang Florida, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Atlanta Raphael Bostic nhận định các biện pháp “chạy trước thuế quan” như tăng hàng tồn kho đang dần kết thúc và giá cả có thể bắt đầu tăng rõ rệt trong thời gian tới. Ông cho rằng Fed nên kiên nhẫn và chờ thêm dữ liệu, cũng như tác động của thuế quan đối với nền kinh tế Mỹ trước khi thay đổi chính sách lãi suất.

Cùng quan điểm trên, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Cleveland Beth Hammack và Chủ tịch chi nhánh Fed tại San Francisco Mary Daly nhấn mạnh sự cần thiết của việc lắng nghe các doanh nghiệp và cộng đồng để đánh giá phản ứng của nền kinh tế trước biến động thuế quan.

Cho đến nay, tác động chính của thuế quan dường như chỉ thể hiện qua một số cuộc khảo sát, cho thấy các hộ gia đình và doanh nghiệp ít tự tin hơn về viễn cảnh kinh tế. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Stephen Miran, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng, khẳng định các mức thuế hiện hành không tác động tới lạm phát, viện dẫn các báo cáo chỉ số giá tiêu dùng gần đây yếu hơn kỳ vọng.

Tuy nhiên, nhiều quan chức Fed tỏ ra thận trọng. Người đứng đầu chi nhánh Fed tại St. Louis Alberto Musalem cảnh báo rằng tác động của thuế quan có thể chưa xuất hiện đầy đủ trong dữ liệu hiện tại, nhưng đang được xây dựng và dần tạo áp lực đối với giá cả trong thời gian tới. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng phụ phí và có kế hoạch tăng giá trong 6 tháng tới, trong khi kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng đang gia tăng.

Ông Musalem lưu ý rằng các thỏa thuận giữa Mỹ với các đối tác quốc tế, điển hình là thỏa thuận Mỹ – Trung gần đây nhằm giảm mức thuế mới từ 145% xuống còn 30% trong 90 ngày, là bước đi tích cực, nhưng vẫn có thể gây ra một số hệ quả đáng kể trong ngắn hạn, chẳng hạn như tác động trực tiếp 1 lần đến giá hàng hóa nhập khẩu, ảnh hưởng gián tiếp đến chi phí sản xuất trong nước, thậm chí dẫn đến những tác động lan tỏa thứ cấp đối với lạm phát.

Bất chấp những lo ngại trên, ông cho rằng các yếu tố nền tảng như thị trường lao động phục hồi hay lạm phát vẫn duy trì trên mục tiêu dài hạn 2%, cho thấy Fed chưa cần vội thay đổi lãi suất, vốn đang được giữ ở mức 4,25%-4,50% từ tháng 12 năm ngoái.

Linh Tô (TTXVN)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu Hòa Phát lên đỉnh 3 năm, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long tăng vọt

Cổ phiếu Hòa Phát bứt phá mạnh trong phiên 8/7 với giao dịch sôi động, có thời điểm vượt đỉnh 3 năm.

Tiếp tục đọc

Sáu tháng đầu năm 2025, kinh tế Hà Nội tăng trưởng vượt kịch bản

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 25 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2025, kinh tế của thành phố đã tăng trưởng vượt kịch bản, quý sau cao hơn quý trước, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế của thành phố bảo đảm hoàn thành mục tiêu 8% của cả năm.

Tiếp tục đọc

Mỹ chọn cách tiếp cận ‘mềm’ với Việt Nam trong cuộc chiến thuế quan mới?

Dù nằm trong danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng từ Mỹ, Việt Nam dường như vẫn "nhẹ gánh" hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á khi chỉ chịu mức thuế 20%, thấp hơn đáng kể so với Indonesia (32%), Campuchia (36%), Myanmar (40%), Malaysia (25%).

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay