Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế rất cần yếu tố đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, qua đó giúp tăng năng suất lao động, hỗ trợ cho tăng trưởng. Chính vì vậy, cùng hệ thống chính trị, ngành Ngân hàng tiếp tục xác định nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt nhiều kết quả ấn tượng

Chiều 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc của Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng với Cục Công nghệ thông tin (NHNN). Tại buổi làm việc, báo cáo về kết quả triển khai chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua, ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các TCTD và các cơ quan, tổ chức liên quan, chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi làm việc

Cụ thể, đối với NHNN, các dịch vụ công của NHNN đủ điều kiện được nâng lên toàn trình. Các dịch vụ công toàn trình được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia đặt mục tiêu hoàn thành 100% vào năm 2025 đều đã được hoàn thành vào năm 2024. Hiện hồ sơ công việc tại NHNN được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc bí mật nhà nước) đạt 99,99%. Các chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của NHNN (không thuộc phạm vi bí mật nhà nước) được ký số và gửi thông tin qua hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa của NHNN được xác thực điện tử đều đạt 100%.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Đối với TCTD, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các TCTD đã cụ thể hóa và triển khai theo chiến lược, kế hoạch hàng năm của mình, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận. Cụ thể, trên 80% các TCTD đã xây dựng chiến lược/kế hoạch và đang thực hiện triển khai chuyển đổi số. Một số dịch vụ cơ bản đã được thực hiện hoàn toàn trên kênh số như mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, tiền gửi tiết kiệm…; nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số.

Bên cạnh đó, các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán đã ứng dụng các công nghệ số tiên tiến để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng. Đồng thời đánh giá, phân loại khách hàng, quyết định giải ngân và tích hợp với nhiều hệ sinh thái đối tác khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Đến tháng 9/2024, có 85 TCTD triển khai thanh toán qua Internet và 52 TCTD triển khai thanh toán qua Mobile. Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, công tác hoàn thiện thể chế cũng được đẩy mạnh; cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số được hoàn thiện, nâng cấp thường xuyên… Trong thời gian qua, NHNN cũng tích cực triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn, NHNN cũng đã ban hành các văn bản về chỉ đạo, đôn đốc triển khai hoạt động này, cảnh báo hướng dẫn xử lý kịp thời sự cố, rủi ro mất an ninh, an toàn thông tin…

Ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là xu hướng chung của thế giới, không một quốc gia nào nằm ngoài xu hướng này. Với Việt Nam, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đề ra quan điểm phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Trong đó yêu cầu phải phát triển hạ tầng số hiện đại, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin và tăng cường năng lực chủ động, làm chủ công nghệ của Việt Nam; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Ông Lê Hoàng Chính Quang – Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin trình bày báo cáo

Đối với NHNN, theo Thống đốc, Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN rất quan tâm tới ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Chính vì vậy, ngày 11/5/2021, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, ứng dụng hiệu quả các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt là rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số; đồng thời phát triển các mô hình ngân hàng số, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, gia tăng tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng.

Ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin trình bày kết quả chuyển đổi số của ngành Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua

Thống đốc NHNN cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Cùng với đó, NHNN đã ban hành nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo liên quan đến đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành. Đặc biệt, NHNN đã chọn ngày 11/5 hàng năm là “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng” và hai lần vinh dự được Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao tinh thần và kết quả chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.

Đại diện lãnh đạo các đơn vị, vụ, cục thuộc NHNN trao đổi tại buổi làm việc

Ghi nhận và biểu dương kết quả Cục Công nghệ thông tin đạt được trong giai đoạn vừa qua, trong thời gian tới, Thống đốc cho biết, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Do đó, nếu không có giải pháp đi tắt đón đầu sẽ lạc hậu so với các nước.

Thống đốc nhấn mạnh, trong giai đoạn tới khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế rất cần yếu tố đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, qua đó giúp tăng năng suất lao động, hỗ trợ cho tăng trưởng. Chính vì vậy, cùng hệ thống chính trị, ngành Ngân hàng tiếp tục xác định nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Toàn cảnh buổi làm việc

Trên tinh thần đó, Thống đốc yêu cầu Cục Công nghệ thông tin tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Ban cán sự Đảng NHNN, các thông báo kết luận, chỉ đạo của Ban Lãnh đạo NHNN bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của đơn vị đúng tiến độ, đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, chú trọng đến 2 nhiệm vụ mang tính chiến lược, xuyên suốt, lâu dài là chuyển đổi số ngành Ngân hàng và bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin của NHNN và ngành Ngân hàng.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Lãnh đạo NHNN tham quan các phòng làm việc của Cục Công nghệ thông tin

Ngoài ra, với vai trò đầu mối công nghệ thông tin và chuyển đổi số NHNN, Cục Công nghệ thông tin cần chú trọng chuyển đổi hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN trực tuyến và dựa trên dữ liệu, tự động hóa các quy trình nghiệp vụ ngân hàng với phương châm lấy người dùng, nghiệp vụ làm trung tâm, trong đó chú trọng đến các hệ thống thông tin quan trọng. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 20022; nâng cao năng lực phân tích, dự báo và điều hành của NHNN thông qua Hiện đại hóa hệ thống báo cáo của NHNN; Triển khai, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới (Big data, AI, RPA,…) phục vụ hoạt động nghiệp vụ, quản trị nội bộ trên môi trường điện tử, hỗ trợ tự động hóa các công việc hàng ngày.

Cục Công nghệ thông tin phải chủ động rà soát toàn bộ hiện trạng, xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các trang thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin; Chú trọng đầu tư các yếu tố bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng khi đầu tư các hệ thống công nghệ thông tin của NHNN, đặc biệt hệ thống dự phòng phải đảm bảo an toàn, thực chất.

Thống đốc cũng yêu cầu Cục Công nghệ thông tin là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống công nghệ thông tin của NHNN. Bảo đảm hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng và các hệ thống thông tin quan trọng khác của NHNN hoạt động an toàn, liên tục, thông suốt và tuân thủ đúng quy định. Song song với đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định về công nghệ thông tin và an ninh, an toàn thông tin của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán; tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành trong việc bảo đảm an ninh mạng và góp phần phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực công nghệ thông tin, an toàn thông tin…

Quỳnh Trang – ảnh: Hoàng Giáp

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thị trường bất động sản tại Hà Nội: Chung cư vào “sóng” mới, đất nền giảm hấp dẫn

Đón đầu cơ hội tăng trưởng thị trường căn hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, với lượng hấp thụ lên tới 80-90%, nhiều chủ đầu tư đã ra hàng ngay từ quý IV-2024, thay vì năm 2025 như kế hoạch.

Tiếp tục đọc

Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024

Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.

Tiếp tục đọc

Năm 2024, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khoảng 420 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Hải quan cho biết, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay