Tổng dư nợ tín dụng lên mức kỷ lục 16,23 triệu tỷ đồng

Tổng dư nợ tín dụng lên mức kỷ lục 16,23 triệu tỷ đồng

Tính đến hết quý I, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93%, gấp 2,5 lần so với mức tăng 1,42% vào cùng kỳ năm trước. Điều này đồng nghĩa có khoảng 613.700 tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế, đưa tổng dư nợ tín dụng lên mức kỷ lục 16,23 triệu tỷ đồng.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh một số khu vực cho thấy tăng trưởng tín dụng trong quý I tại nhiều khu vực khởi sắc. Trong đó, tại Khu vực 1, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng 863.207 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng dư nợ trên địa bàn.

Tính đến hết quý I, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93%, gấp 2,5 lần so với mức tăng 1,42% vào cùng kỳ năm trước.

Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có tăng trưởng tín dụng tích cực ngay từ đầu năm. Đến cuối quý I/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt 3.998.000 tỷ đồng, tăng 1,39% so với cuối năm 2024 và tăng 11,82% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ hai năm trước, lần lượt ở mức 0,96% và 1,25%. Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng 2,32% với tổng dư nợ ước đạt 4,61 triệu tỷ đồng.

Mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong quý I/2025 là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp. Trước hết, phải kể đến chính sách điều hành của NHNN đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình mới. Thay vì áp dụng cơ chế “giao chỉ tiêu” cứng nhắc, NHNN đang hướng đến cơ chế phân bổ linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát huy tính tự chủ, đồng thời kiểm soát rủi ro hệ thống.

Lãi suất cho vay trong quý I tiếp tục xu hướng giảm nhẹ, dao động từ 6,7 – 9%/năm, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa – vốn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Các ngân hàng cũng tích cực triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, khuyến khích dòng vốn đi vào các lĩnh vực sản xuất thực, hạn chế các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư bất động sản, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ.

NHNN cho biết, hoạt động tín dụng tiếp tục đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, thương mại – dịch vụ, du lịch và xuất nhập khẩu.

Chẳng hạn, các ngân hàng tại Hà Nội đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng dư nợ đạt 400.132 tỷ đồng, tương đương 8,9% tổng dư nợ. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng tham gia tích cực các dự án đầu tư công quy mô lớn, qua đó góp phần thúc đẩy tín dụng trong lĩnh vực xây dựng. Còn tại TP.HCM, tín dụng cho các lĩnh vực chế biến, chế tạo, xây dựng, nông lâm nghiệp, vận tải kho bãi… đều có tốc độ tăng trưởng 1,5%.

Thanh Hoa-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay