Tổng thống quốc gia đang xin gia nhập EU: Các nước cấm khí đốt Nga sẽ sớm phải ‘xếp hàng’ trước Moscow vì Mỹ có thể dừng xuất khẩu LNG

Tổng thống quốc gia đang xin gia nhập EU: Các nước cấm khí đốt Nga sẽ sớm phải ‘xếp hàng’ trước Moscow vì Mỹ có thể dừng xuất khẩu LNG

Tổng thống Serbia cho rằng các nước cấm khí đốt Nga sẽ sớm phải xin Moscow nối lại nguồn cung khi Mỹ dừng xuất khẩu LNG.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Getty

Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic, cho rằng các quốc gia cấm khí đốt tự nhiên của Nga có thể sớm phải đề nghị Moscow nối lại nguồn cung sau khi Washington ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Phát biểu tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc ở Baku (Azerbaijan) vào thứ Ba (12/11), Tổng thống Vucic cho rằng trong vòng 3-4 năm nữa, Mỹ có thể hoàn toàn ngừng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nước này. Lý do là bởi cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngốn nhiều năng lượng và các trạm sạc xe điện đang phát triển nhanh chóng.

Tổng thốn Serbia tuyên bố rằng nếu điều đó xảy ra, những bên đã cấm khí đốt của Nga “sẽ xếp hàng trước Moscow xin nối lại nguồn cung khí đốt để có thể vượt qua mùa đông”.

Nhà lãnh đạo Serbia lưu ý rằng kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tuần trước, giá dầu giảm trong khi giá xăng tăng vọt.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm khí đốt giá rẻ của Nga và thay thế bằng LNG vốn đắt hơn nhiều. Năm ngoái, Mỹ là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho EU, chiếm gần 50% tổng lượng LNG nhập khẩu của khối. Lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sang EU đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2021, Hội đồng Châu Âu cho biết.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng EU “thiếu suy nghĩ” vì có các động thái “thiếu cân nhắc”, “gây tổn hại đến lợi ích của chính họ và chỉ có lợi cho chính trị và kinh tế Mỹ”.

Tờ Financial Times (Anh) gần đây đã cảnh báo rằng việc EU quyết định cấm khí đốt đường ống của Nga và tăng phụ thuộc vào LNG có thể khiến nguồn cung năng lượng của khối này gặp rủi ro vào mùa đông năm nay. “Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Chỉ cần một vài sự gián đoạn thì mọi thứ có thể trở nên tồi tệ”, một nhà phân tích nói với tờ báo.

Serbia nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2009 và đã là ứng cử viên cho tư cách thành viên kể từ năm 2012, cùng với chín quốc gia khác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Serbia vẫn chưa trở thành thành viên EU.

Theo RT

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay