TP Hồ Chí Minh: Tín dụng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hai con số

TP Hồ Chí Minh: Tín dụng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hai con số

Với tốc độ tăng trưởng tín dụng 11 tháng là 12,5% so với cùng kỳ, thì tín dụng trên địa bàn TP HCM sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hai con số khi kết thúc năm.

Đến cuối tháng 11/2024 tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 3.828 nghìn tỷ đồng, tăng 1,14% so với tháng trước; tăng 8,1% so với cuối năm 2023 và tăng 12,5% so với cùng kỳ, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết.

Tăng trưởng dư nợ trên địa bàn TP HCM chủ yếu là tín dụng VND, bên cạnh dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng trưởng dương trở lại liên tiếp gần cuối năm. Ảnh minh họa: BVB

Diễn biến tăng trưởng tín dụng của TP Hồ Chí Minh trong những tháng gần đây phù hợp với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Trong quá trình đó, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ và tiêu dùng tăng, trở thành yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong tháng cuối cùng của năm.

Tín dụng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động này tăng trưởng tích cực. Theo đó, dư nợ tín dụng ngoại tệ đã tăng trưởng dương trở lại trong tháng 10 và tháng 11/2024. Trong đó tháng 11/2024 tăng 3,14%. Tỷ giá ổn định và nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tăng là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong những tháng cuối năm trên địa bàn thành phố, theo Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.

Đáng chú ý, tín dụng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 96,1%) trong tổng dư nợ tín dụng và tăng trưởng cao hơn mức tăng chung trên địa bàn, tăng 8,6% so với cuối năm và 13,4% so với cùng kỳ. Kết quả này, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố. Lãi suất cho vay thấp cùng với việc giải ngân các gói tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng được tổ chức thực hiện thông qua chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp có hiệu quả là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng trong 11 tháng trên địa bàn.

Thông thường, các tháng cuối năm khả năng hấp thụ vốn tốt hơn, do tổng cầu tăng, các hoạt động kinh tế phục vụ dịp lễ, tết thường có nhu cầu vốn ngắn hạn, vòng quay nhanh và hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu vốn tín dụng cũng tăng nhanh và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đây là yếu tố bản chất, mang tính quy luật và có yếu tố thời vụ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Trong điều kiện đó và với tốc độ tăng trưởng tín dụng 11 tháng là 12,5% so với cùng kỳ, thì tín dụng trên địa bàn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hai con số khi kết thúc năm kế hoạch và phù hợp với với mức tăng trưởng GRDP của thành phố (được dự ước) là 7,17% trong năm 2024.

Kết quả tăng trưởng tín dụng 11 tháng trên địa bàn và những phân tích đánh giá về xu hướng tăng trưởng cùng yếu tố tác động sẽ tiếp tục là động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội thành phố và là cơ sở nền tảng để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2025, năm có ý nghĩa quan trọng quyết định hoàn thành nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay