Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược

Quý III/2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược. Trong khi một số doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp khác lại gặp khó khăn. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư vào các nhà máy đạt chuẩn quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội trong đấu thầu thuốc thời gian tới.

Kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp dược. Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp – Đơn vị tính: Tỷ đồng

Trong quý III/2024, Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) đạt hơn 451,18 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, doanh thu từ thuốc tự sản xuất đạt 416 tỷ đồng (tăng 5%), với kênh ETC (thuốc kê đơn) đạt 282 tỷ đồng (tăng 9%) và OTC (thuốc tại quầy) đạt 134 tỷ đồng (giảm 2%). Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Bidiphar đạt gần 88,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 15,7% so với quý III/2023.

Lũy kế sau 9 tháng năm 2024, doanh thu thuần của Bidiphar đạt hơn 1.269 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm 3%, về hơn 246 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, Bidiphar đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và hơn 79% mục tiêu lợi nhuận trước thuế của cả năm.

Tổng Giám đốc Bidiphar Phạm Thị Thanh Hương cho biết, Công ty khó hoàn thành 100% mục tiêu doanh thu. Nguyên nhân do gói thầu mua sắm tập trung thuốc cấp quốc gia đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu vào cuối năm 2023, các nhà thầu có thêm 1 – 2 tháng để nhập thuốc và điều này gây ảnh hưởng đến thị trường. Bên cạnh đó, tình hình cấp số đăng ký lưu hành thuốc năm 2024 cũng được cải thiện, dẫn đến thuốc ngoại nhập vào nhiều khiến thị phần ETC của Bidiphar bị ảnh hưởng.

Một doanh nghiệp dược lớn khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý III/2024 khả quan là Công ty CP Dược phẩm Imexpharm với doanh thu thuần và lãi trước thuế lần lượt đạt 544,7 tỷ đồng và 91 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% và tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cho biết, kết quả này có được nhờ tận dụng lợi thế từ kênh ETC (doanh thu tăng 47% so với quý III/2023) và kênh OTC cũng đã có sự phục hồi (tăng trưởng 8%).

Theo thống kê của phóng viên Báo Đấu thầu, Tổng công ty Dược Việt Nam, Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, Công ty CP Dược liệu Việt Nam, Công ty CP Dược phẩm Hà Tây ghi nhận kết quả lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP Traphaco, Công ty CP Dược phẩm OPC, Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco, Công ty CP Dược Danapha… lại có lợi nhuận quý III/2024 giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã và đang chi mạnh cho các nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP. Đơn cử, Imexpharm dự chi khoảng 1.495 tỷ đồng để xây dựng Dự án Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh với tiêu chuẩn EU-GMP tại Cụm công nghiệp Quảng Khánh, thuộc xã Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh và xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Qua đó nâng số lượng nhà máy theo tiêu chuẩn này lên 5 nhà máy.

Bidiphar dự kiến xây dựng thêm 2 nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP/WHO-GMP từ nay đến năm 2029. Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang trong quá trình hoàn thiện Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar tiêu chuẩn Japan-GMP. Công ty CP Dược Vật tư y tế Hải Dương mới khởi công xây dựng Nhà máy HDPHARMA EU giai đoạn hai, để sản xuất thuốc tiêm kháng sinh, dây chuyền thuốc dạng rắn đường uống đạt tiêu chuẩn EU-GMP. Công ty CP Dược Danapha đang xây dựng Nhà máy sản xuất dược phẩm và Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ cao theo tiêu chuẩn EU-GMP. Dược Hậu Giang đang đầu tư thêm nhà máy đạt chuẩn Japan-GMP… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp dược khác cũng đang trong quá trình xây dựng nhà máy mới.

Sở hữu các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP đang là lợi thế cạnh tranh của các công ty ngành dược trong việc tham gia đấu thầu thuốc tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, nhất là phân khúc thuốc chất lượng cao Nhóm 1 và Nhóm 2.

Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, quy định những sản phẩm nằm trong danh mục thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, chất lượng và giá cả, thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước. Thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, chất lượng, giá cả, khả năng cung cấp thì chủ đầu tư chỉ yêu cầu chào thuốc xuất xứ trong nước.

Hoàng Việt

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bách Hoá Xanh rầm rộ đổ bộ miền Trung sau tuyên bố của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: Đà Nẵng mở màn

Bách Hoá Xanh vừa gửi "lời chào" tới Đà Nẵng với hoạt động khai trương gần các khu chợ.

Tiếp tục đọc

HQC: Nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Tiếp tục đọc

SAS: Đầu tư dự án mới tại Phú Quốc, Sasco tiết lộ kế hoạch ‘vào’ Sân bay Long Thành

Dự kiến, mùa cao điểm du lịch cuối năm 2024 - đầu năm 2025 sẽ có khoảng 20 hãng hàng không khai thác với hơn 100 chuyến bay đến Phú Quốc mỗi tuần.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay