Trật tự kinh tế toàn cầu mới – Bài cuối: Chìa khóa phục hồi
Các yếu tố cơ bản đã được thiết lập của Malaysia – như danh mục đầu tư thương mại đa dạng và vị thế là một trung tâm thương mại khu vực – tạo ra một vùng đệm mạnh mẽ chống lại các cú sốc bên ngoài.
Đồng USD của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bài viết trên trang New Straits Times nhận định, nếu kế hoạch áp thuế của ông Trump (áp đặt mức thuế 100% đối với các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS) trở thành hiện thực, các công ty đa quốc gia của Mỹ hoạt động tại Malaysia có thể phải đối mặt với chi phí xuất khẩu cao hơn, có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động và việc làm tại địa phương.
Hơn nữa, các tác động thứ cấp của cuộc xung đột thương mại Mỹ-BRICS có thể lan rộng ra các thị trường toàn cầu, tác động gián tiếp đến kinh tế Malaysia. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản đã được thiết lập của Malaysia – chẳng hạn như danh mục đầu tư thương mại đa dạng và vị thế là một trung tâm thương mại khu vực – tạo ra một vùng đệm mạnh mẽ chống lại các cú sốc bên ngoài.
Bằng cách tiếp tục đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị cao như công nghệ và năng lượng xanh, Malaysia có thể bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi các tranh chấp thương mại toàn cầu.
Những hàm ý sâu xa hơn trong bài phát biểu của ông Trump nằm ở những thay đổi rộng hơn đang diễn ra trong trật tự kinh tế toàn cầu. Nỗ lực của các quốc gia BRICS nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD báo hiệu một sự chuyển động dần dần hướng tới một nền kinh tế thế giới đa cực hơn.
Đối với Malaysia, quá trình chuyển đổi này mang đến cả rủi ro và cơ hội. Một mặt, nó nhấn mạnh nhu cầu của Malaysia cần duy trì sự linh hoạt và chủ động trong việc thích ứng với động lực thương mại mới. Mặt khác, nó mở ra con đường để quốc gia Đông Nam Á này tăng cường quan hệ thương mại với các thị trường mới nổi, đặc biệt là trong khối BRICS, và khám phá các giải pháp tiền tệ khu vực giúp giảm thiểu rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái.
Sự tham gia tích cực của Malaysia vào ASEAN và các diễn đàn đa phương khác tạo nền tảng để bảo vệ lợi ích thương mại của mình, trong khi vẫn duy trì lập trường trung lập. Những cam kết này cũng có thể giúp Malaysia xây dựng sự đồng thuận trong các chính sách thương mại khu vực và hợp tác kinh tế, định vị nước này là một bên chủ chốt trong việc định hình tương lai của thương mại toàn cầu.
Chiến lược kinh tế của Malaysia nên ưu tiên đa dạng hóa – cả trong quan hệ đối tác thương mại và phát triển công nghiệp. Mở rộng thương mại với các quốc gia BRICS trong khi tăng cường quan hệ với Mỹ có thể làm giảm khả năng bị tổn thương của Malaysia trước các cú sốc bên ngoài. Tương tự như vậy, đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị cao như công nghệ, năng lượng tái tạo và sản xuất tiên tiến có thể tạo ra các động lực tăng trưởng mới, ít bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp thương mại toàn cầu. Đồng thời, Malaysia nên tìm kiếm cơ hội cho hoạt động tiền tệ khu vực khi có thể.
Điều này có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào USD, trong khi vẫn hỗ trợ các nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng cường hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, các sáng kiến như vậy nên được theo đuổi một cách thận trọng để tránh cam kết quá mức với bất kỳ khối hoặc loại tiền tệ nào.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận