Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong Năm mới

Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong Năm mới

 Chính phủ Trung Quốc sẽ có hành động thúc đẩy mạnh mẽ việc tích hợp đổi mới công nghệ và công nghiệp, tập trung vào việc xây dựng nền công nghiệp hiện đại.

Trạm năng lượng điện quang ở thành phố Hami, Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Trong bài viết đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” mới đây, ông Hàn Văn Tú, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc, đã cung cấp thông tin chi tiết về lộ trình kinh tế của Trung Quốc cho năm 2025.

Theo bài viết, năm 2024, kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi và tiến triển đáng kể trước những thách thức phức tạp trong nước và quốc tế. Một số thành tựu quan trọng tạo tiền đề cho tăng trưởng trong tương lai. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dự kiến tăng trưởng khoảng 5%, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và duy trì vị thế của Trung Quốc là động lực chính của kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới, đẩy mạnh các biện pháp cải cách và mở cửa và khả năng xuất khẩu phục hồi rõ ràng. 

Bài viết cũng thừa nhận những thách thức mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt. Nhu cầu trong nước, đặc biệt là chi tiêu của người tiêu dùng, vẫn chưa mạnh và một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động. Áp lực việc làm tiếp diễn và rủi ro trong một số lĩnh vực tiếp tục là mối quan tâm.

Trên bình diện quốc tế, các xung đột địa chính trị và chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng đã làm tăng thêm sự phức tạp mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt.

Bất chấp những thách thức này, bài viết cho rằng nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn vững mạnh, với những lợi thế đáng kể, khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng. Các xu hướng tích cực dài hạn hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc vẫn không thay đổi.

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc gần đây đã vạch ra một số biện pháp và nhiệm vụ chính cho nền kinh tế nước này năm 2025. Trong đó, các nỗ lực sẽ tập trung vào việc hợp lý hóa cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ, duy trì tăng trưởng tương đối mạnh mẽ về cung tiền và tín dụng, đồng thời giảm tổng chi phí tài chính xã hội.

Các biện pháp này nhằm giải quyết hiệu quả các thách thức tài chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt là các vấn đề dai dẳng về khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế và chi phí vay cao. Chính phủ Trung Quốc sẽ có hành động thúc đẩy mạnh mẽ việc tích hợp đổi mới công nghệ và công nghiệp, tập trung vào việc xây dựng nền công nghiệp hiện đại.

Trung Quốc cũng có kế hoạch tăng đáng kể hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp “kỳ lân” và “linh dương”. Nhà chức trách sẽ nỗ lực điều chỉnh các thuật toán và tăng cường giám sát để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của kinh tế nền tảng.

Trong bối cảnh nỗ lực ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả ở các lĩnh vực then chốt, chính phủ đặt trọng tâm vào thị trường bất động sản, nợ chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính vừa và nhỏ.

Nguyễn Hằng-Bích Ngọc

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lý do gì khiến nhân dân tệ chạm mức thấp nhất 16 tháng?

Nội tệ Trung Quốc đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong 16 tháng sau dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ và khi khả năng tăng thuế quan mạnh từ chính quyền Trump sắp tới làm dấy lên lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tiếp tục đọc

Kinh tế – xã hội năm 2024 phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 8/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Trần Văn Sơn.

Tiếp tục đọc

Sự thống trị của đồng USD giảm dần khi các ngân hàng trung ương đa dạng hóa dự trữ

Tỷ trọng của USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm, hiện chỉ còn 57,4%. Điều này phản ánh xu hướng chuyển dịch sang các loại tài sản khác như vàng và các đồng tiền khác, cho thấy sự thay đổi trong chiến lược đầu tư của các ngân hàng trung ương nhằm tối ưu hóa lợi suất và giảm thiểu rủi ro.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay