TSMC được Đài Bắc chấp thuận sản xuất chip 2nm tại Mỹ
Nhà máy của TSMC tại Arizona sẽ bắt đầu với dây chuyền sản xuất chip 4nm, sau đó là 2nm.
Theo những phát biểu của Bộ trưởng Hội đồng Khoa học và Công nghệ Đài Loan, ông Wu Cheng-wen, TSMC có thể chuyển giao công nghệ sản xuất chip 2nm thế hệ tiếp theo sang các quốc gia khác sau năm 2025.
Công nghệ sản xuất chip 2nm của TSMC sẽ cạnh tranh với quy trình 18A của Intel, dự kiến cũng sẽ được đưa vào sản xuất trong năm 2025. Theo ông Wu, Đài Bắc sẵn sàng mở cửa để chuyển giao công nghệ mới này sang các quốc gia đồng minh một khi TSMC đã bắt đầu làm việc trên các thế hệ chip kế nhiệm công nghệ 2nm.
Ông Wu đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại Đài Loan, với trọng tâm trả lời các câu hỏi liên quan đến việc nghiên cứu chất bán dẫn tiên tiến vẫn được giữ lại tại Đài Loan và các lo ngại từ phía Trung Quốc về việc chuyển giao công nghệ sản xuất chip tiên tiến sang Hoa Kỳ.
Nhà máy của TSMC tại Arizona, Mỹ
Trong cuộc họp báo, ông Wu được hỏi liệu chính quyền Hoa Kỳ sắp tới có thể đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất chip tiên tiến sang Mỹ hay không. Theo Đạo luật CHIPS và Khoa học, chính quyền Biden đã thu hút TSMC và các công ty chất bán dẫn khác để thiết lập các cơ sở sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ. TSMC đã nhận được khoản tài trợ trị giá 6.6 tỷ USD từ Mỹ để xây dựng ba nhà máy sản xuất, trong đó nhà máy thứ ba sẽ sản xuất chip 2nm khi bắt đầu hoạt động vào cuối thập kỷ này, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Ông Wu cho biết, vì TSMC sẽ bắt đầu sản xuất chip 2nm tại Đài Loan vào năm 2025, câu hỏi về việc liệu công ty có thể thiết lập các cơ sở tiên tiến để sản xuất các loại chip này ở nước ngoài sẽ được xem xét sau khi quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu. Những nhận xét của ông gợi ý rằng, nếu các cuộc thảo luận ở cấp chính phủ đạt được kết quả tốt, TSMC có thể mở rộng sản xuất chip 2nm của mình trên toàn cầu.
Bên trong một nhà máy của TSMC
Trong buổi nói chuyện, ông Wu cũng được hỏi liệu ông có lo ngại về việc ngành công nghiệp chất bán dẫn của Đài Loan bị “rút lõi” hay không. Đáp lại, ông chia sẻ rằng điều này khó có thể xảy ra vì tất cả các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) của TSMC đều nằm trên đảo. Mặc dù TSMC đã được khuyến khích bởi Đạo luật CHIPS để thiết lập các cơ sở sản xuất tại Mỹ, và các sáng kiến tương tự đã thu hút công ty đến các quốc gia khác như Nhật Bản, nhưng những thỏa thuận này chưa dẫn đến bất kỳ cam kết nào về việc xây dựng trung tâm R&D ở nước ngoài.
Ông cũng chỉ ra rằng, mặc dù TSMC sản xuất các loại chip tiên tiến nhất thế giới, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực chế tạo chip. Theo ông Wu, chế tạo chất bán dẫn bao gồm nhiều công nghệ khác nhau, từ thiết kế sở hữu trí tuệ đến vật liệu sản xuất. Trong hầu hết các lĩnh vực này, Mỹ vẫn giữ vai trò dẫn đầu, theo quan điểm của vị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ.
Bình Minh
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận