Từng bị mỉa mai là những lời “hô hoán sói”, loạt cảnh báo về khủng hoảng nợ công của Mỹ lại đang được lắng nghe: Rủi ro nào đe dọa nền kinh tế Mỹ?

Từng bị mỉa mai là những lời “hô hoán sói”, loạt cảnh báo về khủng hoảng nợ công của Mỹ lại đang được lắng nghe: Rủi ro nào đe dọa nền kinh tế Mỹ?

CEO JPMorgan Jamie Dimon, tỷ phú Ray Dalio cùng nhiều nhà kinh tế đang bày tỏ mối lo ngại về tình hình nợ công của Mỹ.

“Liệu nước Mỹ có đang phá sản?” – đây là dòng tiêu đề xuất hiện trên trang bìa một trong những tạp chí có ảnh hưởng nhất nước Mỹ vào tháng 3/1972, kèm hình ảnh nhân vật biểu tượng Uncle Sam với hai túi quần lộn ngược, trống rỗng.

Từ đó đến nay, cảnh báo về khủng hoảng nợ công đã trở thành công cụ hữu hiệu cho những người bán vàng và nhiều sản phẩm tài chính. Trong khi đó, những chuyên gia cảnh báo về điều này lại thường xuyên bị xem là kẻ “hô hoán sói”, tức là cảnh báo mãi mà chẳng thấy gì xảy ra, giống như sự kiện Y2K từng làm cả thế giới lo lắng rồi trôi qua trong im lặng.

Nhưng lần này có gì khác?

Điểm khác biệt là con số. Chỉ riêng tiền lãi mà chính phủ liên bang Mỹ phải trả hàng năm đã vượt mốc 1.000 tỷ USD và Quốc hội vẫn chi tiêu mạnh tay. Những người từng cảnh báo trong quá khứ, dù từng bị coi là “nói quá”, giờ đây lại được lắng nghe.

Tỷ phú, nhà quản lý quỹ đầu cơ Ray Dalio cho rằng nước Mỹ còn khoảng “ba năm, cộng trừ một năm” để tránh một “cơn đau tim kinh tế”.

Không chỉ có Dalio, Peter Orszag – cựu giám đốc ngân sách dưới thời Tổng thống Obama và hiện là CEO ngân hàng đầu tư Lazard, cũng thừa nhận rằng những người từng lo ngại về chi tiêu thâm hụt và mức nợ công “có vẻ đã cảnh báo sai hơi nhiều”. Nhưng giờ đây, ông lo ngại “con sói” đang thật sự đến gần.

Dự luật chi tiêu mới được Thượng viện gọi là “One Big Beautiful Bill Act” được ước tính sẽ làm tăng nợ thêm 3.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, hoặc 5.000 tỷ USD nếu các điều khoản tạm thời trở thành vĩnh viễn, theo Ủy ban Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm (CRFB).

Lãi suất nợ liên bang trong năm tài khóa hiện tại đã vượt qua chi phí quốc phòng, Medicaid, bảo hiểm khuyết tật và cả chương trình hỗ trợ thực phẩm cộng lại.

Đáng chú ý hơn, các ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) vẫn giả định rằng thị trường trái phiếu sẽ chấp nhận việc chi tiêu tăng vọt và lãi suất sẽ giảm. Nhưng nếu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữ nguyên ở mức 4,4% như hiện nay trong thập kỷ tới, CRFB cho biết Mỹ sẽ phải chi thêm 1.800 tỷ USD chỉ để trả lãi.

Còn nếu lợi suất tăng mạnh trong một chu kỳ xấu? CEO JPMorgan, Jamie Dimon, đã cảnh báo rằng điều đó có thể khiến thị trường trái phiếu “nứt vỡ”.

Tuy vậy, thị trường trái phiếu hiện vẫn khá bình tĩnh, dù lợi suất trái phiếu 30 năm gần đây đã chạm mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Vậy nên, ai mới đáng tin: hàng triệu nhà đầu tư vẫn đang khá “bình thản”, hay một nhóm các nhà phân tích và tỷ phú cảnh báo điều tồi tệ?

Nhà quản lý quỹ Paul Tudor Jones gọi tình thế này là một “kayfabe kinh tế” – mượn thuật ngữ từ đấu vật chuyên nghiệp, nơi mọi người đều biết là “diễn” nhưng vẫn cùng tham gia vào màn kịch. Những người hiểu rõ rằng tình hình tài khóa là không bền vững vẫn tiếp tục “nhắm mắt làm ngơ” để chương trình đó tiếp tục.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Scott Bessent, vừa khẳng định cuối tuần trước rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ. Nhưng như các chuyên gia chỉ ra: Mỹ không cần phải vỡ nợ chính thức – lạm phát cao cũng đủ để làm “xói mòn” giá trị thực của nợ, nếu Fed buộc phải can thiệp bằng cách in tiền.

Đâu sẽ là điểm bùng phát khiến thị trường trái phiếu chuyển từ lo ngại sang hoảng loạn? Cựu kinh tế trưởng IMF Kenneth Rogoff từng nói: “Khủng hoảng nợ không bao giờ chỉ đơn thuần là bài toán số học. Hầu hết các quốc gia vỡ nợ, chính thức hoặc thể hiện qua lạm phát, đều xảy ra trước khi các con số buộc họ phải tuyên bố.”

Tham khảo WSJ

An Chi-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Vượt kế hoạch 6 tháng, PVEP quyết tâm giữ vững đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025

Trên cơ sở kết quả khả quan đạt được trong 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) xác định 6 tháng cuối năm 2025 là giai đoạn then chốt để bảo đảm hoàn thành vượt kế hoạch năm 2025, tạo động lực để thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2025-2030.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn Trung Quốc có doanh thu hơn 76 tỷ USD muốn tham gia xây dựng hầm vượt biển lớn nhất Việt Nam

Công trình này dự kiến có tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang loạt xe điện từ VF3 tới VF9 tới SVĐ Mỹ Đình để người dân thoải mái… đổi, hỗ trợ tối đa lên tới gần 240 triệu đồng

Trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” của VinFast vừa khai mạc tại Sân vận động Mỹ Đình, mẫu xe VF9 nhận mức hỗ trợ cao nhất với tổng giá trị lên tới hơn 238 triệu đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay