Tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát

Từ đầu tháng 11-2024, tỷ giá biến động mạnh, khiến không ít doanh nghiệp lo ngại về những tác động đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, dù áp lực biến động tỷ giá là tương đối lớn nhưng vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: Đỗ Tâm

Tỷ giá tăng hơn 4%

Phiên giao dịch gần nhất, ngày 29-11, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.271 VND/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá trần là 25.485 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.057 VND/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 23.400-25.450 VND/USD (mua vào – bán ra).

Tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết tỷ giá USD: 25.175 VND/USD (mua vào) – 25.484 VND/USD (bán ra); trong khi ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), giá USD là 25.184 VND/USD (mua vào) – 25.484 VND/USD (bán ra). So với những phiên trước, tỷ giá có giảm nhưng đây vẫn là mức cao của đồng USD. Như vậy, nếu so với đầu năm 2024, tỷ giá USD/VND tăng hơn 4%.

Trong bối cảnh tỷ giá gia tăng, Ngân hàng Nhà nước triển khai chiến lược đa chiều thông qua điều tiết thanh khoản trên thị trường mở, bán USD qua hợp đồng giao ngay từ nguồn dự trữ ngoại hối, với giá bán can thiệp là 25.450 VND kể từ ngày 24-10. Sau đó, tỷ giá USD/VND đứt mạch tăng và trải qua các phiên hạ nhiệt trong những ngày cuối tháng 10-2024, sau đó lại bật tăng và neo ở mức cao đến nay.

Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt của Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Anh, Canada, Thụy Điển, Trung Quốc vài phiên gần đây giảm xuống mức 106,06 (mức cơ bản là 100.00), trong khi có thời điểm đạt 106,594 điểm. Đồng USD giảm trước thềm kỳ nghỉ lễ tại Mỹ, khi các nhà đầu tư đánh giá rủi ro từ chính sách thuế quan mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể thực hiện sau khi nhậm chức. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách lãi suất vào tháng 12-2024, với tỷ lệ đặt cược nhích lên một chút ở mức 67%. Dữ liệu chi tiêu của người tiêu dùng cho thấy tiến triển trong quá trình giảm phát dường như đã bị đình trệ trong những tháng gần đây, trong khi nền kinh tế vẫn duy trì được phần lớn đà tăng trưởng vững chắc vào đầu quý IV-2024.

Đủ khả năng can thiệp

Bình luận về diễn biến tăng liên tục của tỷ giá USD/VND, chuyên gia cho rằng, tỷ giá trong nước biến động do những tác động từ thị trường thế giới. Từ khi đắc cử Tổng thống, ông Donald Trump tuyên bố theo đuổi chính sách đồng USD mạnh. Ngay lập tức được thị trường phản ứng qua việc chỉ số đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt đã tăng lên mức cao nhất trong một năm qua.

Theo tính toán của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hưởng, tính từ đầu năm đến ngày 8-11, tỷ giá USD/VND tăng gần 4,4%, sau đó tiếp tục tăng thêm khoảng gần 0,15% tính đến ngày 14-11. Nếu biên độ tỷ giá chỉ được phép dao động +/-5% thì dư địa biến động tỷ giá còn khoảng 0,45%. Như vậy, áp lực tỷ giá sẽ còn tăng tương đối cao trong tháng 11 và nửa đầu tháng 12-2024. Việc ổn định tỷ giá sẽ phụ thuộc vào cung cầu thực tế trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ USD hóa của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt Nam chịu mức độ vàng hóa cao hơn USD hóa khá nhiều nên yếu tố này không quá quan ngại.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ gián tiếp. Về lý thuyết, khi đồng USD tăng, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động tăng lãi suất của đồng nội tệ, ngược lại, khi đồng USD giảm, lãi suất VND sẽ được điều chỉnh giảm. Với cách tiếp cận như vậy, nếu tỷ giá vượt qua biên độ cho phép vào một thời điểm nào đó từ giờ đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán USD để kéo tỷ giá về mức mong muốn. Quy mô của dự trữ ngoại hối đủ nhiều để thực hiện động thái chính sách này. Sau đó áp lực sẽ giảm dần do dòng kiều hối chảy về trong nước khi cận kề Tết.

Hầu hết ý kiến đều cho rằng, áp lực biến động tỷ giá là tương đối lớn nhưng vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, có thể năm 2025 sẽ phải chấp nhận mặt bằng tỷ giá mới.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá trong nước là một vấn đề rất khó khăn. Bên cạnh diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế biến động rất phức tạp, tỷ giá còn phụ thuộc vào cung – cầu thực, tức là cung, cầu về nhu cầu ngoại tệ chi ra cho nền kinh tế và nguồn thu chúng ta có được; đồng thời, chịu tác động bởi yếu tố tâm lý và kỳ vọng rất nhiều, khi các tổ chức có ngoại tệ không bán, hoặc khi chưa cần ngoại tệ lại mua, gây thách thức cho điều hành. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đủ khả năng can thiệp, điều hành thị trường tiền tệ và luôn sẵn sàng cung ứng ngoại tệ cho thị trường, trong đó có doanh nghiệp và người dân phục vụ những nhu cầu thiết yếu.

Hà Linh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Liên tục ký kết với các đối tác lớn, Điện máy Xanh khẳng định chiến lược bán sản phẩm hướng đến khách hàng

Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả kinh doanh tích cực của Điện máy Xanh, đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu lẫn sự hài lòng của khách hàng. Thành công này đến từ việc hợp tác chặt chẽ với các thương hiệu lớn, mang đến sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ xuất sắc, đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dùng.

Tiếp tục đọc

Áp lực cũng là động lực để kinh tế Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

Áp lực cũng là động lực để kinh tế Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới, đây là thông điệp được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo: “Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 – Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức sáng 14/1 tại Hà Nội.

Tiếp tục đọc

Châu Á rơi vào hỗn loạn sau lệnh trừng phạt của Mỹ lên dầu mỏ Nga

Hôm thứ Hai (13/1), các nhà máy lọc dầu, nhà điều hành tàu chở dầu, nhà giao dịch và quản lý cảng khắp châu Á đã phải gấp rút đối phó trước lệnh trừng phạt mạnh tay nhất từ Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, cùng với tác động đến các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay