Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

 Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu thụ xi măng.

Từ đầu tháng 5 đến nay giá cát xây dựng ở nhiều tỉnh thành đã tăng 5-10 % so với cuối 2024, phổ biến 140. 000 – 400. 000 đồng/m3. Đặc biệt ở “điểm nóng” Quảng Nam – Đà Nẵng vọt lên 700. 000 – 800. 000 đồng/m3, thậm chí có nơi lên đến cả 1.000.000 đồng/m3.

Báo cáo của Viện Kinh tế Xây dựng cho thấy giá cát và đá xây dựng đã tăng 0,29 – 1,3% chỉ trong tháng 5, sau khi tăng tương tự trong tháng 4.

Giá cát tăng đã làm chi phí bê tông thương phẩm tăng 10-15% dẫn đến việc nhà thầu phải tạm dừng hoặc cắt khối lượng đặt hàng. Trong khi đó các trạm trộn bê tông phải ngừng hoặc giảm công suất, dẫn tới giảm nhu cầu clinker/xi măng bao, rời.

Việc giá cát xây dựng leo thang còn kéo theo hiệu ứng dây chuyền khi đội giá bê tông, trì hoãn dự án và khiến tiêu thụ xi măng tháng 5 giảm sâu hơn 20%.

Tiêu thụ xi măng gặp khó.

Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng lý giải, sở dĩ cát và đá xây dựng tăng giá là bởi hai loại vật liệu này được sử dụng nhiều cho các công trình giao thông, các dự án đang triển khai thi công trên cả nước.

Ngành xi măng hiện trong giai đoạn bão hòa, với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sụt giảm và áp lực cạnh tranh giá gay gắt do nguồn cung vượt cầu khoảng 60 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa 5 năm gần nhất hầu như không tăng đáng kể, có năm đứng im, chỉ quanh mức 60-65 triệu tấn/năm. Nay lại thêm tác động dây chuyền từ khan hiếm nguồn cung các loại vật liệu chủ lực, càng khiến tiêu thụ thêm ảm đạm. Hiện, các dây chuyền sản xuất xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 75% tổng công suất thiết kế.

Ông Ngô Đức Lưu – Quyền Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam – cho biết, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước chỉ quanh mức 60 – 65 triệu tấn, trong khi nguồn cung gấp đôi, dư thừa lớn, khiến sản xuất, tiêu thụ rất vất vả. Xung đột chính trị và thuế quan cũng tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh xi măng.

Thời gian gần đây, tiêu thụ xi măng còn bị chậm lại bởi tình trạng khan hiếm cát xây dựng, và giá của loại vật liệu này đã tăng trên 1 triệu đồng/tấn (còn cao hơn giá xi măng), giá gạch xây cũng tăng phi mã, trong khi xi măng chịu gánh nặng đầu tư lớn.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong năm 2025 dự kiến tăng 2-3% so với năm 2024, đạt mức 95 – 100 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa đạt khoảng 60 – 65 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 30 – 35 triệu tấn. Nếu đạt kịch bản cao, tiêu thụ cả năm sẽ đạt 100 triệu tấn, tức tăng 5 triệu tấn so với năm 2024. Còn với kịch bản thấp, tiêu thụ chỉ đạt khoảng 90 triệu tấn.

Ngọc Mai-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt tăng vốn điều lệ công ty VCBM

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam thông báo Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt tăng vốn điều lệ công ty VCBM như sau:

Tiếp tục đọc

HPG: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi mẫu dấu

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi mẫu dấu như sau:

Tiếp tục đọc

Hòa Phát và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao

Hai bên sẽ phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo văn bằng hai, liên thông và sau đại học trong các lĩnh vực như Kỹ thuật Vật liệu, trí tuệ nhân tạo...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay