VIỆT NAM CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?
Có lẽ Việt Nam chúng ta chưa có một nghiên cứu nghiêm túc nào về sự ảnh hưởng toàn diện của Trung Quốc tới Việt Nam về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội, công nghệ (chúng ta phải biết chính xác thì mới biết chúng ta cần phải làm gì).
Để tránh cảm tính, tránh nhận định chủ quan, Doublethink Lab, dự án xuyên khu vực đầu tiên đã đo lường và trực quan hóa một cách khách quan về ảnh hưởng ở nước ngoài của Trung Quốc tới các quốc gia trên thế giới, họ gọi là China Index.
China Index đánh giá mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc dựa trên 9 lĩnh vực sau: kinh tế, chính trị đối nội, chính sách đối ngoại, quân sự, xã hội, công nghệ, thực thi pháp luật, truyền thông và học thuật thông qua dữ liệu so sánh. Mỗi lĩnh vực bao gồm 11 chỉ số do Uỷ ban Chỉ số Trung Quốc đánh giá thông qua những bằng chứng thực tế.
Thật bất ngờ là trong China Index 2022, Việt Nam chỉ đứng thứ 43 trên 82 quốc gia được đánh giá, đứng cuối cùng trong các quốc gia ĐNA, tức chịu ảnh hưởng thấp nhất trong số 7 quốc gia ĐNÁ được đánh giá, đứng dưới cả Đài Loan, Hàn Quốc và 6 quốc gia G7.
Top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Trung Quốc theo thứ tự là: Pakistan, Cambodia, Singapore, Thái Lan, Peru, Nam Phi, Philippines, Kyrgyzstan, Tajikistan và Malaysia.
[1] Các quốc gia Đông Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Trung Quốc xếp theo thứ tự như sau (trong ngoặc là thứ tự trong bảng 82 quốc gia):
Điểm đáng suy nghĩ là có đến 6 trên 7 nước G7 trừ Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam, trong đó Mỹ (#21), Đức (#19), Anh (#27), Pháp (#42), Italy (#33), Canada (#37).
[2] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế:
Lĩnh vực Kinh tế đo lường đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc tác động đến chính sách kinh tế theo những cách có lợi cho Trung Quốc.
[3] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về quân sự:
Lĩnh vực quân sự đánh giá mối quan hệ quân sự song phương giữa Trung Quốc và quốc gia được đánh giá.
[4] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị nội địa:
Lĩnh vực Chính trị nội địa đánh giá các nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị ở quốc gia được đánh giá.
[5] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính sách đối ngoại:
Lĩnh vực Chính sách đối ngoại đánh giá các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được các mục tiêu ngoại giao bằng cách gây ảnh hưởng đến các chủ thể chính ở quốc gia đánh giá.
[6] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về xã hội:
Lĩnh vực Xã hội đo lường mức độ và hiệu quả của các nỗ lực của Trung Quốc nhằm nâng cao quyền lực mềm của mình ở quốc gia đánh giá.
[7] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về công nghệ:
Lĩnh vực Công nghệ đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc đối với lĩnh vực công nghệ ở quốc gia được đánh giá.
[8] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về thực thi pháp luật:
Lĩnh vực Thực thi Pháp luật đo lường sự hợp tác thực thi pháp luật giữa Trung Quốc và quốc gia được đánh giá.
[9] Thứ tự chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về truyền thông:
Lĩnh vực Truyền thông đánh giá cách thức Trung Quốc tác động đến cuộc tranh luận công khai và đưa tin trên phương tiện truyền thông về Trung Quốc ở quốc gia được đánh giá.
VĨ THANH
Có vẻ người Việt chúng ta cần phải học hỏi nhiều về tư duy, trước khi có đối sách gì với Trung Quốc, người ta nghiên cứu rất kỹ về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến các quốc gia trên thế giới, đến chính quốc gia mình, còn người Việt mình thì chẳng nghiên cứu gì đã hô hào “thoát Trung”, hơn nữa chỉ hô thế thôi chứ cũng không biết phải thoát bằng cách nào.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận