Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt kỷ lục 4,66 tỷ USD trong tháng 8/2024, trong đó đi Mỹ đạt 1,9 tỷ USD cũng là mức kỷ lục theo tháng từ trước tới nay.

Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch Tập đoàn Dệt May phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may – thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024 (Vietnam Hanoi Textile & Garment Industry Expo 2024) khai mạc sáng ngày 23/10 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch Tập đoàn Dệt May cho biết, trên góc độ cạnh tranh quốc gia, do các yếu tố bất ổn về chính trị, bất cập về chính sách ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Myanmar và Bangladesh đã giúp các doanh nghiệp dệt may của chúng ta đón nhận các đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia này. Nhiều doanh nghiệp may đang có các đơn hàng hết quý II, thậm chí quý III/2025.

Theo ông Lê Tiến Trường, đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt kỷ lục 4,66 tỷ USD trong tháng 8/2024, trong đó đi Mỹ đạt 1,9 tỷ USD cũng là mức kỷ lục theo tháng từ trước tới nay. Dự kiến, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt. Với các yếu tố thuận lợi như vậy, ngành dệt may Việt Nam đứng trước các cơ hội lớn về thị trường và khẳng định tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới.

Ông Lê Tiến Trường cho biết, trong nhiều năm qua, Vinatex đã phối hợp cùng Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Tổ chức Triển lãm CP Việt Nam tổ chức thành công các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp, trong đó có Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024” (HanoiTex & HanoiFabric 2024).

“Triển lãm Hanoitex HanoiFabric 2024 lần này mang lại cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường dệt may của khu vực phía Bắc Việt Nam, đón đầu các cơ hội về thị trường”, ông Lê Tiến Trường chia sẻ.

Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 (diễn ra từ ngày 23 – 25/10) tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội có quy mô hơn 6,000m², quy tụ hơn 210 gian hàng từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Triển lãm thu hút nhiều thương hiệu nổi tiếng tham gia.

Các doanh nghiệp sẽ trưng bày các thiết bị, máy móc hiện đại và nguyên phụ liệu dệt may tiên tiến nhất, đồng thời giới thiệu những giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp các giải pháp về công nghệ cho ngành dệt may góp mặt như: Imb, Ashimar, Nicerbt, Brother, Siruba, Isamu, Juki, Jack, Ymato, Huatang (máy máy túi quần tự động); Nicerbt (máy lập trình trần bông tự động), máy cắt Bullmer và các dòng máy may, lập trình; Jinyu (chuyên máy thêu); Kodofo (máy in chuyển nhiệt cao).

Bên cạnh đó là thương hiệu về linh kiện phụ tùng ngành may như: A Nguyen (Kim may Organ Needle), Kim Hòa (các linh kiện máy may), SAGA (máy bắn nhãn mác), Sprayway TPR (công nghệ tẩy bẩn); Golden (máy dệt kim vải tròn liền mạch), Tam Hoa (máy dán keo áo polo); Nawon (máy dán kín đường may); I- Garment (phần mềm cho ngành may); Suzhou Yumei (công ty quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu từ Trung Quốc).

Tại triển lãm, nhiều nhà sản xuất nguyên phụ liệu may và vải cũng góp mặt như Bautex Vina, Daluen, Eth textile, Faslink, FuColor, Hạnh Việt, Jiale Tex , Ko – Vina, Lami, Maxbond, ShenHong, Sunshinetex, TahTong, Tesstelation, Việt Thành, Yagi (sợi, bông, vải); Anh Toàn, Faswell, J-Long, Heasung Vina, KCC, Kiyohara, New One Brand, SanFang, Sheico Shimada, Shindo, Shinsung Vina, SAB, TCC, Thượng Hải, Tim Đỏ, Ykk, ect (phụ liệu may mặc).

Hải Yến-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay