VinFast đặt mục tiêu đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 80% vào năm 2026

VinFast đặt mục tiêu đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 80% vào năm 2026

Trong khuôn khổ toạ đàm “Nội địa hoá ô tô VinFast”, hãng xe điện Việt Nam lần đầu công bố thông tin về tỉ lệ nội địa hoá trên sản phẩm ô tô điện ở mức hơn 60% , gồm các chi tiết quan trọng như thân vỏ, trần xe, giảm xóc.

“VinFast là nhà sản xuất ô tô, không phải là đơn vị lắp ráp”

Đó là khẳng định của ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc nhà máy VinFast tại toạ đàm “Nội địa hoá ô tô VinFast” tổ chức ngày 12/12 tại nhà máy VinFast Hải Phòng.

Đánh giá về ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, ông Ngọc Anh nhận định, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất chế tạo, trong đó có công nghiệp ô tô, lĩnh vực này vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như quy mô nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu liên kết trong chuỗi cung ứng,…

“Trước thực trạng đó, ngay từ khi gia nhập ngành công nghiệp sản xuất ô tô, VinFast đã đặt ra một mục tiêu rõ ràng là không chỉ sản xuất xe, mà còn thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó gia tăng tỉ lệ nội địa hóa và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia,” ông Ngọc Anh nói.

“Vì vậy, từ khi thành lập, VinFast đã xác định không đi theo con đường lắp ráp thông thường mà trở thành một nhà sản xuất ô tô thực thụ. Chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy mạnh mẽ được sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ trong nước, đồng thời giảm phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện”.

Ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc nhà máy VinFast

Tại tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô tại Hải Phòng, VinFast dành ra hơn 30% diện tích trong khuôn viên tổ hợp để phát triển khu công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, VinFast đã chủ động sản xuất các cấu phần quan trọng như thân vỏ, động cơ… nhờ các xưởng sản xuất có mức độ tự động hóa trên 90%.

“Hiện tỉ lệ nội địa hóa của xe điện VinFast đã đạt hơn 60%, bao gồm các chi tiết quan trọng như thân vỏ, động cơ, trần xe, giảm xóc. Đây là một thành tựu đáng chú ý trong bối cảnh ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn non trẻ,” ông Lê Ngọc Anh thông tin.

Tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 84% vào năm 2026

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Lê Ngọc Anh cũng cho biết VinFast đã xây dựng lộ trình nhằm nâng tỉ lệ nội địa hóa thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh – lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương…

“Tỉ lệ nội địa hóa sẽ đạt 84% vào năm 2026 khi VinFast sản xuất được pin điện, một trong những linh kiện có giá trị cao nhất trong xe điện,” Giám đốc nhà máy VinFast nói.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, VinFast đã hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm sản xuất phụ tùng, linh kiện và các lĩnh vực hỗ trợ như logistics, lắp ráp, gia công. Đồng thời, VinFast cũng hợp tác với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ cao và kỹ năng quản lý hiện đại.

Xưởng thân vỏ, lắp ráp trong tổ hợp nhà máy sản xuất của VinFast. Ảnh: Thu Thảo/Mekong ASEAN.

Đánh giá về tính khả thi của mục tiêu đầy tham vọng mà VinFast đặt ra vào năm 2026, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ sự tin tưởng VinFast sẽ thành công vì tất cả những gì VinFast đã làm được trong thời gian vừa qua, so với các doanh nghiệp FDI đã thể hiện sự vượt trội.

“VinFast có hơn 7 năm thôi nhưng đã làm được hơn những điều mà các hãng đã ở Việt Nam hàng chục năm rồi,” bà Lan nhận định.

Dẫn chứng cụ thể, vị chuyên gia này cho hay, khi những hãng sản xuất ô tô như Toyota, Isuzu, Hyundai, Daewoo, Ford vào Việt Nam từ những năm 1990, nhà đầu tư nào cũng cam kết khoảng 30% nội địa hoá sau 10-15 năm; đồng thời cam kết chuyển giao công nghệ, xuất khẩu.

“Tuy nhiên trên thực tế, khi đã nhận những ưu đãi từ phía Chính phủ, phần lớn các nhà đầu tư này dùng các doanh nghiệp phụ trợ họ mang từ bên ngoài vào Việt Nam. Điều này khiến ngành phụ trợ ở Việt Nam không thể có cơ hội phát triển khi doanh nghiệp Việt chịu thuế cao hơn, ban đầu là 25%, sau đó là 22% rồi 17% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải chịu 10%,” bà Lan chỉ ra.

Do đó, theo bà Phạm Chi Lan, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là bài toán rất khó. Chính vì lẽ đó nên công nghiệp hóa của Việt Nam không thực hiện được theo tiến độ.

“Năm 2020, chúng ta đã từng khát khao trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, sau đó lui lại năm 2030, nhưng liệu có làm được hay không vẫn là một dấu hỏi. Chúng ta phải có sự nỗ lực hết sức to lớn mới có thể làm được,” bà Lan nói.

“Nhớ lại năm 2018, khi thấy Vingroup quyết định làm ô tô, tôi lo vì sự cạnh tranh quá lớn, không chỉ đến từ các nước tiến tiến, công nghiệp hóa cao trên thế giới mà cả nguồn cạnh tranh đến trực tiếp từ các nước khu vực ASEAN, những nơi rất gần Việt Nam.

Nhưng được đi thăm nhà máy giai đoạn đầu, rồi theo dõi mấy năm nay, đặc biệt là năm 2024, tôi thấy rất nhẹ nhõm khi biết tin tháng 10 vừa qua, VinFast chính thức dẫn đầu về thị phần ô tô tại Việt Nam. Hôm nay, khi được tận mắt thấy rất nhiều bộ phận quan trọng của chiếc ô tô điện được sản xuất ngay tại Hải Phòng, trên mảnh đất Việt Nam đã nói lên con số tỉ lệ nội địa hóa hơn 60% của VinFast vô cùng thuyết phục”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Nhìn từ góc độ kỹ thuật, GS TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội bày tỏ sự vui mừng khi VinFast đã bắt đầu đi sâu vào những thành tố chính của một chiếc ô tô điện như: cell pin, pack pin, hệ thống, sạc, hệ thống truyền động,… bên cạnh những chi tiết quan trọng là động cơ điện, thân vỏ, trần xe, giảm xóc.

“Tôi mừng là VinFast đã đi thẳng vào những chi tiết quan trọng này để làm chủ, thể hiện trình độ cao trong việc sản xuất và phát triển xe điện với khả năng tự động hóa ngày càng cao. Bên cạnh các chi tiết bộ phận chính, VinFast còn định hướng nội địa hóa các chi tiết vành xe, phanh lái, kính gương… tổng hòa tạo ra xe VinFast với tỉ lệ nội địa hóa cao,” ông Tuấn bày tỏ.

PGS TS Bùi Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam bày tỏ: “Trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới, của khoa học công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, tôi mong VinFast là cánh chim đầu đàn, đi đầu nhưng dẫn đàn chứ không đi một mình, giúp Việt Nam bước nhanh, thậm chí bỏ qua một số giai đoạn tuần tự.

Đây là điều phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xanh hóa và phát triển bền vững”.

Trong khuôn khổ tọa đàm “Nội địa hóa ô tô VinFast” đã diễn ra tour thăm quan các xưởng sản xuất những bộ phận chính của ô tô VinFast như: xưởng động cơ, xưởng dập, xưởng thân vỏ, xưởng khuôn mẫu, nhà xưởng ZF (sản xuất ghế).

Hiện tổ hợp nhà máy sản xuất của VinFast tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng có công suất 250.000 xe ô tô điện/năm và có thể mở rộng lên 950.000 xe/năm trong giai đoạn tới; công suất 1.500 xe bus điện/năm; công suất 250.000 xe máy điện/năm, có thể mở rộng lên 500.000 xe trong giai đoạn 2 và lên mức tối đa một triệu xe/năm.

Thu Thảo-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay