Volkswagen: Cuộc chiến giá xe điện ở Trung Quốc không thể kéo dài mãi

Volkswagen: Cuộc chiến giá xe điện ở Trung Quốc không thể kéo dài mãi

Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.

Volkswagen khẳng định cam kết mạnh mẽ với thị trường Trung Quốc dù đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện “khốc liệt” từ các đối thủ nội địa, điều khiến nhiều hãng xe nước ngoài lao đao, theo tuyên bố của ông Thomas Schäfer, Giám đốc điều hành thương hiệu Volkswagen.

Thomas Schäfer là CEO của thương hiệu Volkswagen. Ảnh: Tristar Media

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Welt Am Sonntag (Đức), ông Schäfer nhấn mạnh rằng “cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc không thể kéo dài mãi mãi”. Ông cũng cho biết tập đoàn Đức này vẫn đặt mục tiêu duy trì vị thế là nhà sản xuất ô tô quốc tế lớn nhất tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Áp lực từ các hãng xe điện Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng xe nước ngoài như Volkswagen bằng cách cung cấp các dòng xe điện (EV) đa dạng hơn, giá cả phải chăng hơn và được trang bị tốt hơn.

Tháng trước, bà Mary Barra, Giám đốc điều hành General Motors, từng nhận định rằng thị trường xe điện Trung Quốc đang trong tình trạng “không bền vững” do số lượng lớn nhà sản xuất không ngừng giảm giá để giành thị phần.

Hiện tại, Volkswagen có ba liên doanh tại Trung Quốc, sản xuất hơn 4 triệu xe mỗi năm. Tuy nhiên, doanh số bán của tập đoàn tại Trung Quốc trong chín tháng đầu năm nay đã giảm 12%, chủ yếu do sự gia tăng sức hút từ các mẫu xe của các hãng nội địa.

Cùng chung tình trạng, các đối thủ Đức như BMW và Mercedes-Benz cũng ghi nhận doanh số sụt giảm tại thị trường Trung Quốc trong năm nay.

Tình hình khó khăn tại châu Âu

Trong bối cảnh đó, lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc đã giúp Volkswagen cân bằng khó khăn tài chính tại các thị trường khác. Tuy nhiên, ông Schäfer thừa nhận đã đến lúc tập đoàn cần “giải quyết triệt để” vấn đề này.

Volkswagen, tập đoàn sở hữu các thương hiệu như Audi, Porsche và Seat, đã thông báo kế hoạch đóng cửa một số nhà máy tại Đức và cắt giảm đáng kể lực lượng lao động tại châu Âu.

Theo ông Schäfer, công suất sản xuất của tập đoàn tại châu Âu hiện quá cao so với nhu cầu thị trường, đòi hỏi công ty phải xây dựng một nền tảng kinh tế ổn định hơn.

“Giải pháp phải giải quyết được vấn đề dư thừa công suất và chi phí. Chúng ta không thể chỉ đơn giản vá víu”, ông nói.

Chi phí lao động tại các nhà máy ở Đức cao gấp đôi so với các khu vực khác ở châu Âu, đòi hỏi cần “giảm mạnh mẽ”, ông Schäfer nhấn mạnh. Các nhà máy của tập đoàn tại Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Bồ Đào Nha và Slovakia đã nỗ lực cắt giảm chi phí trong nhiều năm và hiện có mức lương thấp hơn đáng kể.

Volkswagen đặt mục tiêu giải quyết khó khăn tài chính vào cuối năm 2026 và tung ra tám mẫu xe mới, bao gồm cả các mẫu xe điện giá rẻ vào năm sau.

“Chúng tôi hướng tới mục tiêu đưa ba mẫu xe nằm trong top 10 xe bán chạy nhất châu Âu, đồng thời giữ vững vị thế là nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu lục,” ông Schäfer chia sẻ.

Chiến lược đối phó với rào cản thương mại

Trong bối cảnh Toyota tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô toàn cầu năm thứ tư liên tiếp vào năm 2023 với doanh số 11,2 triệu xe – vượt Volkswagen khoảng 2 triệu xe – tập đoàn Đức này cũng đang điều chỉnh chiến lược tại các khu vực khác.

Khi được hỏi về kế hoạch của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm hủy bỏ trợ cấp xe điện và áp thuế nhập khẩu cao, ông Schäfer cho biết: “Chúng tôi đã hợp tác hiệu quả với Tổng thống Trump và chính quyền của ông trong nhiệm kỳ trước, và sẽ tiếp tục làm điều đó.

Hiện Volkswagen đang đầu tư mạnh vào Mỹ, Mexico và xây dựng một nhà máy pin lớn tại Canada. Với thương hiệu Scout, tập đoàn cũng đang hồi sinh một thương hiệu huyền thoại của Mỹ”.

Ông nhấn mạnh rằng triển vọng về các rào cản thương mại cao hơn càng cho thấy tầm quan trọng của việc có một chiến lược đúng đắn.

“Chúng tôi sản xuất xe ở Trung Quốc phục vụ thị trường Trung Quốc; điều tương tự diễn ra ở châu Âu và Bắc Mỹ. Dù điều này không giảm được chi phí phát triển, chúng tôi vẫn gia tăng được tính linh hoạt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu địa phương của khách hàng”, ông Schäfer cho biết.

“Việc có mặt trên tất cả các châu lục là cơ hội lớn để chúng tôi mở rộng quy mô và tối ưu hóa sản xuất trên phạm vi toàn cầu.”

Hà Linh (Theo MSM)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VIB kết hợp Thế giới di động ưu đãi đến 4 tỷ đồng cho người mua phụ kiện công nghệ

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) hợp tác cùng hệ thống Thế giới di động và Điện máy Xanh, triển khai chương trình hoàn tiền đến nửa giá cho đơn hàng từ 200.000 đồng, tổng giá trị ưu đãi gần 4 tỷ đồng thông qua ứng dụng ngân hàng số MyVIB.

Tiếp tục đọc

Biến nước mưa thành vàng, loạt doanh nghiệp báo lãi tăng bằng lần trong quý 2/2025, một công ty tăng tới 1.400%

Sự tăng trưởng đột phá của các doanh nghiệp thủy điện trong giai đoạn này được cho là đến từ yếu tố điều kiện thủy văn thuận lợi hơn so với năm 2024.

Tiếp tục đọc

HAC: Danh mục khởi sắc, chứng khoán Haseco thoát lỗ sau nhiều quý

Trong quý II/2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng báo lãi sau thuế hơn 44,2 tỷ đồng. Sau khi trừ đi khoản lỗ trong quý I, công ty này ghi nhận hơn 43 tỷ đồng lãi lũy kế từ đầu năm.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay