VPI: Quỹ đầu tư đến từ Oman trở thành cổ đông lớn của một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam
Cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản này hiện đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử cùng mức tăng 27% từ đầu năm 2024.
VIAC Limited Partnership thuộc Quỹ đầu tư vào Việt Nam của Ủy ban Đầu tư Quốc Gia Oman (Vietnam Oman Investment – VOI) mới đây đã thông báo nhận hơn 29,65 triệu cổ phần phổ thông (tỷ lệ 9,3%) của CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest (mã VPI) vào đầu tháng 11, qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp bất động sản này.
VIAC rót vốn vào VPI từ năm 2021 khi mua 690.000 trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, với tổng giá trị 690 tỷ đồng do doanh nghiệp bất động sản này phát hành. Trái phiếu có thời hạn 3 năm, tài sản bảo đảm là hơn 27 triệu cổ phiếu phổ thông của VPI thuộc sở hữu của bên thứ ba.
Theo thỏa thuận, VIAC sẽ được chuyển đổi toàn bộ trái phiếu chuyển đổi trên thành cổ phiếu VPI tại thời điểm đáo hạn. Giá chuyển đổi là 35.000 đồng/cổ phiếu chuyển đổi, với điều chỉnh được quy định tại hợp đồng đăng ký mua trái phiếu.Số vốn huy động được, VPI đầu tư cho các dự án Phong Phú Riverside (453 tỷ đồng), BT Sài Gòn (100 tỷ đồng); còn lại sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
Cuối tháng 7/2024, hai bên thống nhất chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu với giá điều chỉnh là 23.271 đồng/cp chuyển đổi, tương đương khối lượng 29,65 triệu cổ phiếu. Mức giá này thấp hơn nhiều so với thị giá của VPI. Trên thị trường, cổ phiếu VPI đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử với 58.300 đồng/cp (đóng cửa ngày 8/11), tăng 27% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường tương ứng gần 19.000 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh quý 3/2024, VPI đạt gần 855 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3 lần cùng kỳ, nhờ ghi nhận doanh thu chuyển nhượng bất động sản tại dự án The Terra – Bắc Giang. Sau khi trừ chi phí, VPI lãi ròng gần 110 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 206 tỷ đồng, thực hiện 59% kế hoạch năm.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận