‘Vua’ cà phê hụt hơi, Trung Nguyên không có tên trong top DN xuất khẩu

‘Vua’ cà phê hụt hơi, Trung Nguyên không có tên trong top DN xuất khẩu

Niên vụ 2023 – 2024, Vĩnh Hiệp, Intimex Group xuất khẩu gần 1 tỷ USD, trong khi vua cà phê Trung Nguyên chỉ mang về 114 triệu USD.

Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024 (niên vụ cà phê 2023 – 2024) Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới với 1,45 triệu tấn cà phê xuât khẩu, mang về kim ngạch gần 5,43 tỷ USD, đây là con số cao nhất từ trước đến nay.

Trong niên vụ này, có 48 doanh nghiệp đạt doanh số xuất khẩu từ hơn 10 triệu USD trở lên, đóng góp tổng cộng 5,199 tỷ USD, chiếm tới 96% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (bao gồm cả cà phê nhân và cà phê biến)

Trong đó, vua xuất khẩu cà phê niên vụ qua là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) với kim ngạch hơn 520 triệu USD. Niên vụ 2022 – 2023, Vĩnh Hiệp đứng ở vị trí thứ 2 với kim ngạch chỉ 244 triệu USD.

Đây là doanh nghiệp do ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch VICOFA, sáng lập và là Chủ tịch hội đồng thành viên.

Công ty Vĩnh Hiệp với kim ngạch xuất khẩu hơn 520 triệu USD

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp có 3 sản phẩm chính là cà phê nhân, hồ tiêu và cà phê thương hiệu L'amant Café và là doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất cà phê hữu cơ.

Doanh nghiệp xếp vị trí thứ 2 là Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex với kim ngạch xuất khẩu niên vụ vừa qua hơn 407 triệu USD. Niên vụ trước, Tập đoàn Intimex giữ vị trí số 1 xuất khẩu cà phê của Việt Nam với giá trị 318 triệu USD. Đây là doanh nghiệp do ông Đỗ Hà Nam làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Ngoài ra, trong danh sách 48 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có doanh số hơn 10 triệu USD còn có 5 doanh nghiệp khác cùng có “họ” Intimex đó là: Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước (214,4 triệu USD); Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex tại Buôn Mê Thuột (34,4 triệu USD); Công ty cổ phần Intimex Đắk Nông (26,5 triệu USD); Công ty cổ phần Intimex Bảo Lộc (23,1 triệu USD) và Chi nhánh Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước tại Bình Dương (10,4 triệu USD).

Tính chung, 6 doanh nghiệp có tên Intimex có tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 716 triệu USD.

Xét về tiêu chí xuất khẩu cà phê hơn 200 triệu USD trong niên vụ qua có đến 7 doanh nghiệp gồm: Vĩnh Hiệp, Intimex Group, Louis Dreyfus, Tuấn Lộc, Simexco Đắk Lắk, Nestle và Intimex Mỹ Phước.

Đáng chú ý, thương hiệu cà phê nổi tiếng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Trung Nguyên đang đứng khá xa trong bảng xếp hạng khi doanh số xuất khẩu đạt 114 triệu USD, tăng từ gần 75 triệu USD của niên vụ trước.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng chia sẻ quan điểm rằng ngành cà phê Việt Nam có thể đem về 20 tỷ USD

Cách đây 10 năm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên Legend từng chia sẻ quan điểm rằng: “Ngành cà phê Việt Nam có thể đem về khoảng 20 tỷ USD mỗi năm nếu chúng ta biết cách khai thác tốt hơn, cùng với việc xây dựng một chiến lược quốc gia phát triển ngành cà phê”.

Như vậy, những bước tiến của ngành cà phê trong thời gian qua dường như đã phần nào phản ánh tầm nhìn đó, thể hiện vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thuỳ Dương

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ngành dây và cáp điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hướng đến tương lai

Trong bối cảnh ngành dây và cáp điện Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, Messe Düsseldorf Asia phối hợp cùng Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Vietnam) đã tổ chức thành công hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Xây dựng tương lai công nghiệp Asean: Đổi mới - Kết nối - Tăng trưởng”.

Tiếp tục đọc

Petrovietnam sẵn sàng với điện gió ngoài khơi – Bài 1: Động lực mới cho kinh tế biển Việt Nam

Việc Petrovietnam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam mới đây không chỉ thể hiện bước chuyển mang tính chiến lược, mà còn gửi gắm kỳ vọng vào một vai trò rộng mở hơn, bao trùm cả ba trụ cột: năng lượng, công nghiệp và dịch vụ. Trong hành trình phát triển của ngành điện gió ngoài khơi, Petrovietnam - với nền tảng kinh nghiệm và năng lực hiện có - được xem là lực lượng phù hợp để đảm đương vai trò tiên phong.

Tiếp tục đọc

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Ngành gạo Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn đầy thử thách nhưng cũng không thiếu những nỗ lực đáng kể để vươn mình, đặc biệt là trong việc khắc phục tình trạng biên lợi nhuận "mỏng như lá lúa" – một vấn đề nhức nhối đã kéo dài bấy lâu. Dù đối mặt với áp lực từ thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp và Chính phủ đang tìm kiếm những lối đi chiến lược, hứa hẹn một tương lai bền vững hơn cho hạt gạo Việt.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay