Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14–16 tỷ USD.

Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H

Nhiều kỷ lục về xuất khẩu

Thông tin trên được lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ tại Đại hội Toàn thể lần thứ 7, nhiệm kỳ 2025–2030 do VASEP tổ chức ngày 12/6/2025.

Theo VASEP, sự kiện diễn ra ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025, xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của tăng trưởng, mở ra kỳ vọng mới cho cộng đồng doanh nghiệp thủy sản.

Theo bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký VASEP, giai đoạn 2020–2025 là một thời kỳ đầy biến động. COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, xung đột địa chính trị và rào cản thương mại tăng, biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn. Dù vậy, ngành thủy sản Việt Nam đã trụ vững và đạt nhiều thành tựu.

Sau giai đoạn khó khăn 2020–2021, năm 2022 xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục 11 tỷ USD – một kỳ tích trong bối cảnh toàn cầu đầy bất ổn.

Năm 2023 tiếp tục là năm thử thách với tồn kho lớn, giá nhập khẩu giảm và thẻ vàng IUU chưa được gỡ bỏ, nhưng ngành vẫn giữ vững đà phát triển.

Năm 2024 ghi dấu ấn với thắng lợi trong vụ kiện chống trợ cấp tôm tại Hoa Kỳ – mức thuế thấp nhất trong số các nước bị điều tra – tạo đà hồi phục, đưa xuất khẩu quay lại mốc 10 tỷ USD.

Kết quả trên cho thấy, ngành thủy sản đã ghi nhiều dấu ấn nổi bật. Nhiều nhóm hàng như tôm, cá tra, cá ngừ trở thành ngành hàng tỷ đô. Doanh nghiệp đầu tư mạnh cho chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng và đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường cao cấp.

Thách thức từ thuế đối ứng

Theo các doanh nghiệp, trong giai đoạn tới, ngành thủy sản đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi tư duy đổi mới, chiến lược dài hạn và sự liên kết chặt chẽ giữa các bên. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiếp tục mở ra cơ hội về thuế quan, nhưng đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn về truy xuất nguồn gốc, phát triển xanh và trách nhiệm xã hội.

Một trong những thách thức lớn hiện nay là thuế đối ứng của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam, trong đó có thủy sản. Đây không chỉ là trở ngại về chi phí, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao năng lực phòng vệ thương mại và điều chỉnh chuỗi cung ứng theo hướng minh bạch, bền vững.

Ngoài ra, chi phí sản xuất tiếp tục leo thang, cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador. Biến đổi khí hậu làm suy giảm nguồn lợi và chất lượng nguyên liệu. Thẻ vàng IUU cũng tiếp tục là thách thức lớn trong xuất khẩu. Các tiêu chuẩn xanh, sạch, trách nhiệm xã hội, phát thải thấp không còn là xu hướng, mà là yêu cầu bắt buộc của thị trường.

Để vượt qua thách thức trên, VASEP cho biết, sẽ tập trung xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn; tăng cường liên kết cộng đồng doanh nghiệp; đổi mới dịch vụ, nâng cao chất lượng tư vấn và hỗ trợ hội viên; đẩy mạnh đối thoại chính sách, kết nối quốc tế và ứng phó hiệu quả các rào cản thương mại.

Đồng thời, thúc đẩy các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong sản xuất, chế biến, phân phối theo hướng xanh – sạch – tuần hoàn; đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch, phát triển có trách nhiệm, hướng tới đạt các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị.

Lê Thu

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Chủ xe VF 6 hết lời khen xe an toàn và dịch vụ hậu mãi “miễn chê” sau tai nạn hú vía

Trong tầm giá 700 triệu đồng, VinFast VF 6 đang khiến người tiêu dùng Việt quên đi những mẫu xe xăng với một công thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả: Đẹp mắt, mạnh mẽ, an toàn tuyệt đối và đặc biệt là chi phí nuôi xe rẻ đến khó tin.

Tiếp tục đọc

Chưa khánh thành, nhà máy VinFast Ấn Độ tới tấp nhận đơn hàng từ loạt quốc gia láng giềng

Dù chưa chính thức khánh thành, nhà máy VinFast Ấn Độ đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu đến nhiều nước lân cận.

Tiếp tục đọc

Một công ty chứng khoán vừa tăng vốn điều lệ gấp 22 lần

Hoàn tất đợt chào bán 289,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông, VTGS đã tăng vốn từ 138 tỷ đồng lên 3.036 tỷ đồng, tức gấp 22 lần.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay