Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới.

Cơ hội lớn…

Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ sản đạt gần 7,9 triệu tấn, tăng 2,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. 

Riêng thị trường Hoa Kỳ – thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng trong các tháng gần đây. Tính tới cuối tháng 10, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự tính cả năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ sẽ mang về 1,85 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2023.

Đánh giá về thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, cơ hội cho ngành Thủy sản tại thị trường này là rất lớn. Theo ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Trung Quốc, song song với đó tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Và rõ ràng, Việt Nam sẽ là lựa chọn hàng đầu nhờ nhiều lợi thế hơn các đối thủ khác. 

Trong đó, 2 sản phẩm tôm và cá tra đang xuất khẩu rất nhiều sang Hoa kỳ. Đây cũng là 2 sản phẩm được nhận định là có cơ hội lớn nhất vào thị trưởng tiềm năng này, thay thế hàng Trung Quốc. Theo Chứng khoán Rồng Việt, nếu Hoa Kỳ quyết định áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc và 10-20% lên các nước khác thì cơ hội tốt sẽ đến với ngành thuỷ sản Việt và cá tra sẽ hưởng lợi nhiều hơn tôm. Còn theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng, mức thuế 10 – 20% áp dụng cho hầu hết quốc gia sẽ không làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam, trong khi mức thuế 60% đối với Trung Quốc có thể mang lại lợi thế cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thị phần giữa cá tra Việt Nam với cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ.

Bên cạnh đó, theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông của VASEP, đến thời điểm này, kết quả thuế chống bán phá giá đối với tôm, cá tra và thuế chống trợ cấp với tôm nước ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ có xu hướng ngày càng thuận lợi hơn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt tận dụng mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ. 

“Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh do tồn kho thành phẩm hiện đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Do đó, các nhà bán lẻ tại đây sẽ phải tích cực nhập khẩu để bổ sung hàng phục vụ cho mùa lễ hội cuối năm sắp tới. Trong bối cảnh đó, chất lượng thủy sản nước ta ngày càng được cải thiện, mẫu mã phóng phú và sản phẩm đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường”, ông Nam nhấn mạnh.

Thách thức nhiều…

Tôm và cá tra đang xuất khẩu rất nhiều sang Hoa kỳ

Theo nhận định của Phó Tổng thư ký VASEP, bên cạnh cơ hội, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên phải kể đến là các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay rất nhiều tiêu chuẩn, yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm.

Dự báo, thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ tăng cường áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ liên quan đến an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng. Điều này có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và kiểm tra. Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ và hàng rào thuế quan của Mỹ cũng có thể khiến cạnh tranh gia tăng giữa Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu thủy sản khác như Ấn Độ, Ecuador, hay Indonesia, những đối thủ lớn trong ngành thủy sản.

Do đó, VASEP lưu ý các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với các yếu tố biến động của thị trường, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Nhất là về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh,  sản xuất bền vững và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến chế biến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

“Doanh nghiệp thủy sản Việt cần đầu tư áp dụng các phương pháp nuôi trồng bền vững, theo các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, ASC, MSC) để nâng cao uy tín và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Song song với đó, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin minh bạch về quá trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu và các tiêu chuẩn chất lượng”, ông Nam khuyến cáo.

Còn theo một số chuyên gia trong ngành, doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị, kế hoạch ứng phó nhanh chóng với các thay đổi về thuế quan và biện pháp thương mại của Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần duy trì chất lượng sản phẩm cao, tăng cường chế biến sâu và khai thác các hiệp định thương mại tự do để tăng trưởng xuất khẩu./.

Theo VTV.VN

Link gốc
 

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lạm phát của Nhật Bản chậm lại, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của BoJ

Lạm phát lõi tại Nhật Bản đã hạ nhiệt trong tháng 6 do tác động tạm thời từ các khoản trợ cấp hóa đơn tiện ích, song vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), cho thấy áp lực giá cả vẫn còn dai dẳng và tiếp tục duy trì kỳ vọng của thị trường về khả năng BoJ tăng lãi suất thêm trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc

Đồng USD hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ kỳ vọng Fed chưa sớm giảm lãi suất

Đồng USD quay đầu giảm trở lại trong sáng thứ Sáu (18/7), song vẫn đang hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp so với các đồng tiền chủ chốt, được hỗ trợ bởi một số dữ liệu kinh tế của Mỹ đang củng cố quan điểm rằng Fed có thể chờ thêm một thời gian nữa trước khi cắt giảm lãi suất.

Tiếp tục đọc

Kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh dù đối mặt áp lực tái cơ cấu

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý II/2025 tạo đà cho Trung Quốc đạt được mục tiêu cả năm, nhưng quốc gia này vẫn đối mặt với sức ép tái cấu trúc.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay