Xung đột trên thế giới có thể sẽ kìm hãm đà tăng của xuất khẩu cá ngừ

Xung đột trên thế giới có thể sẽ kìm hãm đà tăng của xuất khẩu cá ngừ

Mặc dù xuất khẩu cá ngừ sang Israel ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, đạt 125%, nhưng thị trường này vẫn có xu hướng không ổn định do tình hình chính trị bất ổn.

Theo báo cáo mới công bố của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 9/2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở mức thấp, chỉ tăng 12% so với cùng kỳ. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 728 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặc dù xuất khẩu cá ngừ sang Israel ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, đạt 125%, nhưng thị trường này vẫn có xu hướng không ổn định do tình hình chính trị bất ổn.

Các chuyên gia VASEP nhận định, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính vẫn duy trì đà tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại trong những tháng cuối năm.

Hiện giá cước vận tải biển thế giới đã giảm trên tất cả các tuyến, đặc biệt mạnh trên tuyến châu Á – Bờ Tây nước Mỹ và châu Âu. Đây là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp đón cơ hội tăng trưởng vào cuối năm.

“Tuy nhiên, những khó khăn về nguồn nguyên liệu trong nước và tác động từ cuộc xung đột Israel – Iran dự kiến sẽ kìm hãm đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ trong quý cuối năm”, VASEP dự báo.

Theo đó, Israel là thị trường đáng chú ý nhất trong thời điểm này với tốc độ tăng trưởng ở mức 3 con số, tăng 125% trong tháng 9/2024. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng không ổn định do những bất ổn chính trị. Tính đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu sang Israel vẫn tăng 52% so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD.

Cùng với Israel, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và EU cũng tăng trong tháng 9. Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam giảm tốc so với nửa đầu năm, với giá trị xuất khẩu trong tháng 9 chỉ tăng 6%. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng 16%, đạt hơn 275 triệu USD.

Còn tại thị trường EU, VASEP cho biết, xuất khẩu cá ngừ sau khi sụt giảm trong tháng 8 đã tăng trở lại trong tháng 9, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 16%. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang EU tăng 21%. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy, thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam tại EU, tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 9.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 9 đã đảo chiều, tăng 22%. Sang nửa cuối năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này có xu hướng phục hồi nhưng không ổn định, tăng giảm thất thường. Tính đến hết tháng 9/2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 24 triệu USD.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW

Các doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội thay đổi toàn diện cơ chế định giá. Khi triển khai đồng bộ, minh bạch sẽ là cải tổ toàn diện cơ chế định giá đất trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc

Thị trường bất động sản trong giai đoạn phục hồi và tái cấu trúc

Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua nhiều chu kỳ thăng trầm và đang đến giai đoạn dần phục hồi và tái cấu trúc.

Tiếp tục đọc

Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí

Về dự án nhiệt điện khí sử dụng LNG nhập khẩu, bảo đảm nguyên tắc sau sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn không thấp hơn mức 65% sản lượng điện phát bình quân nhiều năm.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay