KHU CÔNG NGHIỆP MỚI NỔI HÚT NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI

KHU CÔNG NGHIỆP MỚI NỔI HÚT NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI

Nhiều nhà đầu tư quốc tế chuyển tới các tỉnh xa hơn, nơi không có bề dày về phát triển khu công nghiệp khi thủ phủ cũ đã lấp đầy.

Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo về xu hướng hình thành làn sóng dịch chuyển về các khu công nghiệp mới nổi, nơi trước đây vẫn còn xa xôi và kém hấp dẫn với giới đầu tư nhưng nay được săn đón nhiều hơn.

Ông John Campbell, Quản lý bộ phận Bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng quan tâm của nhiều đơn vị đầu tư nước ngoài đang dần dịch chuyển tới các tỉnh, thành phố không phải là các địa phương có bề dày về phát triển khu công nghiệp.

Ví dụ như tại các tỉnh phía Nam, những điểm đến mới nổi khá điển hình như Tây Ninh, Vĩnh Long đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài dòm ngó và dịch chuyển về.

Ông John Campbell nhận định, đây là diễn tiến tự nhiên khi các đơn vị đi thuê, nhà đầu tư sản xuất bắt đầu nhìn vào các tỉnh công nghiệp khác và chấp nhận đi xa hơn. Bởi trên thực tế, diện tích đất trống tại các khu vực chính ở phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên và ở phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai đang khan hiếm dần.

Cụm công nghiệp Tam Bình, Vĩnh Long

Một số công ty đang xem xét các tỉnh cấp 2 thay thế như Tây Ninh và Vĩnh Long, từ đó thúc đẩy thị trường chứng kiến các thương vụ đầu tư sản xuất lớn vào các địa điểm này. Có thể quan sát nhà đầu tư Jinyu Tire từ Hong Kong với tổng vốn 300 triệu USD dịch chuyển vào khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh. Đồng thời, thị trường cũng xuất hiện các khoản đầu tư lớn vào Vĩnh Long.

Các địa điểm này không những có nguồn quỹ đất lớn mà giá thuê còn rất cạnh tranh và rẻ hơn nhiều so với TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Vì vậy, khi các công ty này đầu tư vào những địa phương cấp 2, mặc dù ở xa khu trung tâm hơn, nhưng họ sẽ có cơ hội tăng quy mô nhà máy trong tương lai hoặc các nhà cung cấp của họ có thể kiếm được đất gần họ.

Bên cạnh việc hưởng lợi từ sự quan tâm của khối ngoại, phân khúc bất động sản công nghiệp của Việt Nam cũng đang nhận được nhiều lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, cũng như xu hướng dịch chuyển các nhà máy và vốn đầu từ Trung Quốc về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Covid-19 kéo dài thậm chí được kỳ vọng sẽ là yếu tố đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là Apple Computers, Pegatron và Foxconn đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam cho biết, mô hình Trung Quốc + 1 có thể ngày càng được các nhà sản xuất theo đuổi. Điều này dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, khi các tập đoàn tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là “đứa con cưng” của ngành bất động sản nói chung, với các nhu cầu ngày càng tăng và hoạt động thị trường vốn gia tăng. Điều này sẽ tăng cường độ tìm kiếm và theo đuổi các thương vụ rót vốn vào bất động sản công nghiệp tại các khu kinh tế trọng điểm lẫn các khu công nghiệp mới nổi.

Xem thêm >>> BẤT ĐỘNG SẢN DỰ ÁN THIẾU NGUỒN CUNG, TÂY NINH TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Bài viết liên quan

ĐỀ XUẤT BỐ TRÍ GẦN 1.400 TỶ ĐỒNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ĐỂ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CAO TỐC TP.HCM – MỘC BÀI

TP.HCM đã đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công năm...

Tiếp tục đọc

HƠN 1.800 HỘ DÂN Ở TPHCM BỊ GIẢI TỎA LÀM CAO TỐC MỘC BÀI

Hơn 1.800 trường hợp tại TPHCM bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Mộc Bài....

Tiếp tục đọc

CHÍNH PHỦ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CAO TỐC TP.HCM – MỘC BÀI

Ngày 2-8, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt chủ trương...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay